Mở mộ cổ nghìn năm, rợn người 4 chữ tử khắc trên nắp quan tài

Năm 1957, ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), một ngôi mộ cổ thuộc triều đại nhà Tùy được khai quật, là nơi an nghỉ của Lý Tịnh Huấn, cháu ngoại của hoàng hậu Dương Lệ Hoa. Lý Tịnh Huấn qua đời khi mới 9 tuổi, và ngôi mộ được chôn cất một cách trang trọng với nhiều đồ tùy táng quý giá.

Trên nắp của chiếc quách của ngôi mộ có ghi 4 chữ "khai giả tức tử", gợi ý về sự nguy hiểm khi mở ra.

Các chuyên gia tin rằng 4 chữ này có thể là lý do giúp mộ cổ này tránh được sự tấn công của trộm mộ trong hơn 1.400 năm.

Xem thêm: Tiktoker quảng cáo trá hình cho trang web cá độ, netizen đòi 'phong sát'

Trong số nhiều cổ vật khác, một bảo vật đặc biệt là cái chén bạch ngọc khảm viền vàng, cao 4,1 cm và đường kính 5,6 cm.

Được chế tác từ ngọc Hòa Điền, loại ngọc quý của Trung Quốc, chiếc chén này là một trong những cổ vật bằng ngọc đáng chú ý nhất trong triều đại nhà Tùy.

Không chỉ được chạm khắc tỉ mỉ và khảm vàng quanh miệng, chén này còn có chất lượng ngọc cao cấp và kiểu dáng thanh lịch, tạo nên một vật phẩm vô cùng quý giá.

Chén bạch ngọc khảm vàng này không chỉ là một món trang sức, mà còn có ý nghĩa về tài lộc và hạnh phúc, gửi gắm lời chúc tốt đẹp đến người sở hữu.

Được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, chén ngọc này thể hiện tình cảm sâu sắc của hoàng hậu Dương Lệ Hoa dành cho cháu gái của mình và là một minh chứng cho sự phát triển của nghệ thuật chế tác ngọc trong triều đại nhà Tùy.

Xem thêm: Thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng

Mời quý độc giả xem thêm video: Thứ duy nhất trong mộ cổ mà đạo chích cũng không dám động tay vào.

Thiên Trang (TH)