Phủ Tây Hồ không còn chỗ trống trong đêm Giao Thừa

Đi lễ đền chùa đầu năm là nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam nói chung và người Hà Thành nói riêng. Người dân đi lễ chùa dịp đầu năm để cầu mong gia đình hạnh phúc, công danh thành đạt và Quốc thái dân an.

Ngay sau thời khắc giao thừa, hàng nghìn người dân Thủ đô đã đổ về Phủ Tây Hồ để cầu bình an cho năm mới trong tiết trời giá rét.

Các quầy viết sớ bên ngoài phủ Tây Hồ tấp nập đón khách.

Xem thêm: Gặp những người lao động thầm lặng trong thời khắc Giao thừa

Những mâm lễ được người dân nhất tâm chuẩn bị với mong muốn bình an, tài lộc trong năm mới. Trung bình một mâm lễ có giá từ 200.000 - 500.000 đồng.

Phủ Tây Hồ là một trong những chốn linh thiêng trong hệ thống đình, đền, chùa, phủ ở Hà Nội. Phủ Tây Hồ thờ Bà chúa Liễu Hạnh, một nhân vật trong truyền thuyết, và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt.

Càng về khuya, lượng người đổ về Phủ Tây Hồ đi lễ đầu năm, thời tiết tại Hà Nội trong đêm giao thừa không có mưa, trời se se lạnh.

Tại khu vực sắp lễ không còn khoảng trống.

Dòng người xếp hàng chật kín tại khu vực sân chính của phủ Tây Hồ.

Có mặt tại Phủ Tây Hồ sau thời khắc giao thừa, chị Quách Hiền Trang (Hà Nội) chia sẻ: “Như thói quen từ lâu, sau giao thừa tôi lại đi về Phủ Tây Hồ để dâng lễ, cầu cho mọi người trong gia đình bình an”.

Do các gian điện chính của Phủ Tây Hồ đều đã đóng cửa nên người dân chỉ có thể vái vọng từ xa.

Xem thêm: Ước vọng đầu năm bên Hồ Hoàn Kiếm

Những túi muối được bán ngay cổng phủ với mong muốn một năm mới no đủ, mặn mà và ấm áp cho mọi gia đình. “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, từ lâu người Hà Nội đã quan niệm bán muối không chỉ để lấy may cho người mua mà còn lấy may cho cả người bán.

Việt Linh