Bí ẩn quái vật cổ đại có mắt nhô ra khỏi cơ thể

Hóa thạch quái vật cổ đại Tullimonstrum (hay còn gọi Tully) có niên đại khoảng 300 triệu năm tuổi được phát hiện ở tầng hóa thạch Mazon Creek ở Illinois, Mỹ vào những năm 1950. Kể từ đó, nhiều chuyên gia, nhà khoa học bắt tay vào nghiên cứu nhằm giải mã bí ẩn về sinh vật này.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, quái vật Tullimonstrum có hình dáng kỳ dị. Thoạt nhìn, nó trông khá giống con sên. Tuy nhiên, sinh vật cổ đại này có nhiều đặc điểm lạ thường.

Trong đó, miệng của Tullimonstrum có một phần phụ dài mỏng kết thúc lại trông giống như một cặp móng vuốt. Đôi mắt nhô ra khỏi cơ thể của sinh vật cổ đại này giống như trên thân cây.

Xem thêm: Nhan sắc mỹ nhân Đà Lạt 31 tuổi là 'đại gia' ngành làm đẹp

Tullimonstrum có hình dáng kỳ lạ, không giống bất cứ sinh vật nào từng biết đến trước đó. Điều này khiến các nhà khoa học "bối rối" không biết nó thuộc loài nào.

Trong suốt nhiều năm, giới chuyên gia băn khoăn quái vật Tullimonstrum là động vật có xương sống hay động vật không xương sống.

Vào năm 2016, một nhóm chuyên gia công bố nghiên cứu cho rằng, quái vật Tullimonstrum là loài động vật có xương sống. Họ đưa ra nhận định này bởi mắt của nó chứa các hạt sắc tố gọi là melanosome.

Các melanosome được sắp xếp theo hình dạng và kích thước giống như ở mắt của động vật có xương sống.

Thế nhưng, nghiên cứu khác của các nhà khoa học chỉ ra mắt của một số động vật không xương sống như bạch tuộc và mực cũng chứa các melanosome được phân chia theo hình dạng và kích thước tương tự như mắt của sinh vật Tullimonstrum. Đặc điểm này cũng được bảo tồn trong hóa thạch.

Theo đó, đến nay, Tullimonstrum có phải là động vật có xương sống hay không vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Xem thêm: Lễ hội chọi trâu thúc đẩy phát triển du lịch Đồ Sơn

Mời độc giả xem video: Phát hiện “quái vật' đầu chim, đuôi khủng long, chấn động cả giới khảo cổ.

Tâm Anh (theo LS)