Festival Thu Hà Nội – Định hình thương hiệu du lịch

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử” diễn ra từ ngày 20/9 đến hết ngày 22/9.

Tiếp nối thành công của Chương trình Festival Thu Hà Nội năm 2023 đã vinh dự được nhận giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội” lần thứ 16 cho hạng mục “Việc làm Vì tình yêu Hà Nội”, Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 được đầu tư quy mô khẳng định thương hiệu, thúc đẩy khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 thu hút gần 100 gian hàng tham gia

Xem thêm: Gần 600 vận động viên hào hứng tranh tài tại chung kết Giải chạy Báo Hànôịmới lần thứ 49 - Vì hòa bình huyện Gia Lâm

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 bao gồm nhiều nội dung đặc sắc với sự tham gia gần 100 gian hàng của các đơn vị, doanh nghiệp du lịch, hãng hàng không và gian hàng quảng bá du lịch của 12 tỉnh, thành phố, bao gồm: Điện Biên, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hưng Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế.

Các sản phẩm làng nghề độc đáo của Hà Nội.

17 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã mang đến những sản phẩm làng nghề độc đáo, vừa mang giá trị lịch sử, vừa thể hiện sự phát triển vượt bậc của các làng nghề truyền thống, thổi luồng gió mới cho văn hóa nghệ thuật Hà Nội.

Người dân và du khách có cơ hội được tìm hiểu các giá trị tiêu biểu của làng nghề Hà Nội, như: Gốm sứ Giang Cao (Bát Tràng, Gia Lâm), sơn mài Hạ Thái (huyện Thường Tín), đúc đồng Ngũ Xã (quận Ba Đình), mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), điêu khắc gỗ Quốc Oai, lụa Vạn phúc (quận Hà Đông)...

Hoạt động trưng bày, giới thiệu Hà Nội qua ảnh theo chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử” góp phần quảng bá vẻ đẹp, văn hóa và con người Thủ đô.

Em Nguyễn Mai Linh - sinh viên Trường Đại học Hà Nội cho biết: "Mỗi lần đến thăm một di tích lịch sử Hà Nội, em cảm thấy xúc động và tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc. Hà Nội thật sự rất đẹp, lịch sử và văn hóa của Hà Nội sẽ được gìn giữ và phát triển bởi chúng em hiểu rõ, văn hóa là cội nguồn của dân tộc".

Xem thêm: Phát hiện vi phạm trong áp dụng pháp luật, Viện kiểm sát kháng nghị

Lễ hội còn có các không gian văn hóa, sáng tạo để du khách chụp ảnh, như: Mô hình cổng chào tái hiện hình ảnh Hà Nội ngập trong rừng cờ hoa chào đón đoàn quân chiến thắng trở về, mô hình “Cột cờ Hà Nội”, “Ga Hàng Cỏ - Chuyến tàu lịch sử”, “Ô Quan Chưởng” “Vườn ánh sáng”; những tiểu cảnh giới thiệu các điểm đến du lịch hấp dẫn vào mùa thu, như: Cầu Long Biên, phố cổ Hà Nội.

Tại Festival, người dân và du khách được thưởng thức chương trình nghệ thuật hấp dẫn mang chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử”. Bên cạnh đó, nhiều tiết mục nghề thuật cũng diễn ra xuyên suốt sự kiện cho thấy sự trẻ trung, năng động, trần đầy sức sống của Thủ đô.

Những tà áo dài rực sắc màu tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Mùa thu Hà Nội đã trở thành một điểm nhấn, thương hiệu du lịch riêng của Thủ đô.

Chị Phạm Thị Thanh (Ninh Bình) hào hứng chia sẻ, khi thấy Hà Nội mưa chị đã thoáng buồn vì nghĩ Festival Thu Hà Nội năm nay sẽ không thể tổ chức. Nhưng rất may mắn thời tiết Hà Nội đã đẹp hơn và rất mát mẻ, đúng cảm giác mùa thu đã về. Đấy cũng là lý do chị chọn mặc áo dài để chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp của Thủ đô Hà Nội.

Một Hà Nội với bề dạy lịch sử, văn hóa đang phát triển mạnh mẽ từng ngày để trở nên năng động, sáng tạo hơn. Nhưng Hà Nội cũng vẫn rất bình yên, dịu dàng, an toàn và chú trọng không gian xanh, bền vững.

Hà Nội vẫn có lúc mưa, lúc nắng, cơn bão Yagi đi qua cũng để lại không ít hậu quả. Nhưng, tinh thần lạc quan, đoàn kết và niềm tin là điểm tựa vững chắc để Hà Nội phục hồi và tiếp tục phát triển. Tại Festival Thu Hà Nội, các tổ chức, doanh nghiệp du lịch đã thực hiện trao tiền từ thiện ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão, lũ vừa qua. Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội đã tiếp nhận sự ủng hộ của các đơn vị, tổ chức tới người dân vùng lũ với tổng số tiền là hơn 213 triệu đồng.

Bên cạnh những không gian văn hóa, lịch sử, không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội cũng được giới thiệu tại khu vực Cung Thiếu Nhi - phố Lý Thái Tổ với các món ăn truyền thống, như: Cốm làng Vòng, bánh cốm Hàng Than, trà sen Tây Hồ, cà phê phố cổ... kết hợp các hoạt động trình diễn tinh hoa ẩm thực.

Địa chỉ truy cập Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”: https://archives.org.vn/hoidon... hoặc http://hoankiem.hanoi.gov.vn/h...

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chiều 20/9, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp Trung tâm Lưu trữ quốc gia I khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến với tên gọi “Hỡi đồng bào Thủ đô”. Địa chỉ truy cập Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”: https://archives.org.vn/hoidon... hoặc http://hoankiem.hanoi.gov.vn/h...

Sáng 21/9, UBND thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể lễ khánh thành Cung thiếu nhi Hà Nội. Công trình hoàn thành đưa vào sử dụng tạo thành một trung tâm văn hóa, thể thao, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, vui chơi, thi đấu thể thao và rèn luyện thể chất cho thiếu nhi Thủ đô; tạo môi trường thuận lợi để phát hiện, bồi dưỡng và phát triển những tài năng tương lai của thành phố; với không gian hiện đại, năng động, sáng tạo có ý nghĩa quan trọng góp phần phát triển, xây dựng đô thị văn minh hiện đại.

Du lịch Hà Nội đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, là cầu nối quan trọng trong liên kết vùng, khu vực và quốc tế. Hy vọng rằng, với những trải nghiệm mùa thu Hà Nội sẽ khiến du khách có những ấn tượng sâu sắc về Hà Nội - Điểm đến du lịch hấp dẫn, an toàn, thân thiện.

THÙY LÊ