Trò chuyện thân mật cùng nghệ sĩ Isabelle Le Minh

Sự kiện mang tên: Mở xưởng|Restitution|Open Studio: "Photogenèse" - Isabelle Le Minh dành cho tất cả đối tượng yêu thích văn hóa - nghệ thuật - nhiếp ảnh.

Isabelle Le Minh sẽ giới thiệu đến khán giả quá trình làm việc cũng như tất cả những nghiên cứu cô đã thực hiện ở Hội An thời gian qua. Dựa trên kiến thức của mình về các quy trình chụp ảnh thuở sơ khai, nghệ sĩ đã nghiên cứu độ nhạy cảm của thực vật với ánh sáng trong môi trường sống của chúng và một số loại cây có thể nhuộm. Cô còn thử phát triển lại quy trình in bột màu không gây ô nhiễm và nhiều thực hành thú vị khác.

Nghệ sĩ Isabelle Le Minh

Xem thêm: Chương trình văn nghệ Bài ca trên sóng

Tốt nghiệp từ Trường École nationale supérieure de la photographie (còn được gọi là ENSP Arles, một trường nghệ thuật cao cấp chuyên về nhiếp ảnh, tại Arles, Pháp), Isabelle Le Minh là một nghệ sĩ thị giác tại Nogent-sur-Marne, là giáo viên môn nhiếp ảnh tại Trường cao đẳng Nghệ thuật Rhin ở Strasbourg. Các tác phẩm của cô được trưng bày trong những bộ sưu tập công cộng lớn như Bảo tàng Centre Pompidou - Bảo tàng nghệ thuật hiện đại quốc gia, Trung tâm Nghệ thuật thẩm mỹ quốc gia hoặc Thư viện quốc gia Pháp.

Thông qua các tác phẩm đa dạng và đa nghĩa của mình, nghệ sĩ đã khám phá bản chất và giới hạn của nhiếp ảnh, tái kích hoạt lịch sử, kỹ thuật và lý thuyết, cũng như khái niệm về tính độc đáo trong một thế giới bị chi phối bởi hình ảnh.

Dự án tại kỳ lưu trú nghệ thuật này của cô với tên “Photogenèse” có thể được xem như một sự trở lại với cội nguồn của nhiếp ảnh, theo cách tiếp cận thân thiện với môi trường. Xuất phát từ Pháp vào thế kỷ 19 trong bối cảnh của một xã hội công nghiệp và thuộc địa, nhiếp ảnh nhanh chóng được “xuất khẩu” đi khắp thế giới. Tuy nhiên, có rất nhiều quy trình và số lượng người sáng tác cũng nhiều không kém.

Xem thêm: 'Nghiên bút còn thơm': 'Bản giao hưởng' của thư pháp và ánh sáng

Như trong một thời đại khác, Isabelle Le Minh sẽ cố gắng tái phát minh một quy trình nhằm cố định hình ảnh thông qua tác động của ánh sáng trong bối cảnh nông thôn Việt Nam, bằng cách tích hợp vào nghiên cứu của mình các kỹ thuật thủ công hoặc các loại vật liệu truyền thống (thực vật nhuộm, sơn mài, giấy dó, tre hoặc lụa…).

Tú Viên