Trần Thị Ngọc Nữ cựu Thanh niên xung phong tuyến đường 1C huyền thoại

Đến ngày 30/4/1975, trên tuyến Đường 1C đã có hàng nghìn thanh niên xung phong với tình yêu Tổ quốc và ý chí căm thù giặc, tình nguyện đem tuổi thanh xuân, dùng sức người vận chuyển hàng trăm nghìn tấn vũ khí, đạn dược, thuốc cứu thương, thuốc trị bệnh,... cho chiến trường Tây Nam Bộ.

Năm 1966, vào thời kỳ cao trào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và dân miền Nam Việt Nam, tại miền Tây Nam Bộ, vùng giải phóng đã mở rộng nối liền 6 tỉnh Khu 9. Cùng lúc đó, đường Hồ Chí Minh trên biển do Đoàn 962 phụ trách bị quân đội Mỹ phát hiện, phong tỏa, đánh phá nên gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách của cách mạng miền Nam Việt Nam là bằng mọi cách phải mở tuyến đường trên bộ để vận chuyển tài lực đến tận vùng Đất mũi Cà Mau và các tỉnh miền Tây. Trước tình hình đó, năm 1967, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam, con đường 1C được hình thành.

Sau cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, tổng quân số phục vụ cho tuyến đường 1C với trên 800 người, đa số là nữ. Trong những năm tháng bám đất, bám đường, lực lượng thanh niên xung phong đường 1C đã cùng chính quyền, du kích địa phương thực hiện nhiệm vụ xây dựng các con đường phục vụ kháng chiến, giao liên, vận chuyển thư từ, hàng hóa, vận chuyển thương binh. Và cũng trên con đường này, khoảng 400 nữ Thanh niên xung phong đã nằm xuống, hơn 300 người khác bị thương tật vĩnh viễn sau chiến tranh. Chính sự đánh đổi, hy sinh tuổi thanh xuân, xương máu của những cô gái Thanh niên xung phong ấy đã làm nên huyền thoại của con đường 1C.

Xem thêm: VKSND các đơn vị, địa phương tri ân thương binh, liệt sĩ, tặng quà gia đình chính sách

Xem thêm: Kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024)

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết!

Thùy Vân - Khánh Hà - Phạm Tiến - Tăng Sắc - Ngân Anh - Thanh Bình - Đinh Dương