Tết Khẩu Hó bản Pa Xa Lào

Tết Khẩu Hó hay còn gọi là Tết lúa mới với ý nghĩa ăn cơm mới. Theo quan niệm của dân tộc Lào, mọi thứ đều có thần linh cai quản. Chính vì vậy khi mùa màng đã thu hoạch sẽ tiến hành mời tổ tiên, thần linh về dự và phù hộ cho con cháu, những thành viên trong cộng đồng năm mới làm ăn thuận lợi, có sức khỏe, mùa màng bội thu tươi tốt.

Do ngày tổ chức Tết Khẩu Hó được làm vào ngày nhất định, chính vì vậy từ trước đó vài ngày, mỗi thành viên trong gia đình sẽ được phân công làm các công việc khác nhau. Từ làm cốm bằng lúa mới, thu hái các loại rau quả trên nương, trong vườn của gia đình, tìm bắt nhộng, bọ đất… Đây đều là các lễ vật được chuẩn bị, thu hái, tìm bắt ở nương rẫy của gia đình, qua bàn tay chế biến khéo léo của người phụ nữ Lào sẽ trở thành những lễ vật dâng lên thần linh, tổ tiên.

Sau khi đã chuẩn bị lễ vật, các thành viên trong gia đình sẽ sắp mâm cúng. Có 3 loại mâm cúng, bao gồm: Cúng trong nhà để mời bố mẹ, tổ tiên về ăn tết; cúng ngoài hiên nhà mời thần núi, thần nước về dự cùng; mâm còn lại sẽ được bày ở trong gian bếp, nơi nấu nướng của gia đình.

Xem thêm: Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

Đối với người Lào, Tết Khẩu Hó có ý nghĩa vô cùng đặc biệt; trước kia chỉ làm lúa một vụ nên có thể hiểu đây là mốc mừng năm mới. Đây cũng là nghi lễ nông nghiệp quan trọng, khắc họa rõ nét nhất phong tục, tín ngưỡng, văn hóa lúa nước của đồng bào dân tộc Lào.

Tết Khẩu Hó sẽ được tổ chức trong phạm vi gia đình, mỗi gia đình sẽ tự chuẩn bị các vật dụng đón tết. Mặc dù vậy đối với dân tộc Lào, Tết Khẩu Hó cũng là dịp để quây quần anh em, con cháu, cũng như thúc đẩy sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng. Trong ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị sẵn đồ ăn, thức uống và mở cửa đón khách, đối với những người mới tiếp xúc rất khó có thể biết đâu là thành viên trong gia đình, đâu là khách tới chơi. Mọi người luân phiên đi các nhà ăn tết trong tiếng trò chuyện rôm rả vui vẻ mừng năm mới.

Tết Khẩu Hó được tổ chức vào rằm tháng 8 hàng năm.

Xem thêm: Chạy bộ có tốt cho người mắc buồng trứng đa nang không?

Đây được coi là mốc ấn định thời gian kết thúc mùa vụ cũ, mọi người nghỉ ngơi chuẩn bị gieo trồng mùa vụ mới.

Để chuẩn bị Tết Khẩu Hó, mỗi thành viên trong gia đình sẽ tìm bắt, thu hái các loại lễ vật khác nhau để bày mâm cúng.

Quan trọng nhất trong Tết Khẩu Hó là lúa mới được thu...

... Được sàng, sảy, làm thành cốm trộn cùng nếp mới thu thành cơm lúa mới dâng lên thần linh, tổ tiên.

Việc cúng lễ sẽ được gia chủ (người đàn ông trong gia đình) thực hiện.

Các lễ vật chủ yếu được trồng, thu hái trên nương rẫy, trong vườn nhà của bà con nơi đây.

Sẽ có 3 mâm cúng, trong nhà, ngoài hiên, trong bếp. Trong ảnh: Mâm cúng ngoài hiên mời thần núi, thần nước… về chung vui ăn tết.

Trần Nhâm