Săn đặc sản dưới rừng bần Hưng Hòa

Khu rừng bần ven sông Lam có diện tích khoảng 55 ha, nằm trải dài dọc theo bờ sông khoảng 4 km, chiều ngang nơi rộng nhất lên tới gần 1 km, hẹp nhất cũng khoảng 300m. Ảnh: Thanh Phúc

Rừng chủ yếu trồng cây bần, loài cây nước mặn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất đai và an toàn tính mạng người dân trước các hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt. Những cây bần to, có tuổi đời hàng chục năm không chỉ là bức tường vững chãi chống chọi bão, sóng, gió lớn mà còn là nơi trú ngụ, môi trường sinh sản của các loài tôm, cua, cá,… Ảnh: Thanh Phúc

Một trong những sản vật của rừng bần ngập mặn ở xã Hưng Hòa là cáy. Cáy còn gọi là cua càng đỏ, sống ở vùng nước lợ. Cáy hiện là một trong những đặc sản được người dân trong vùng rất ưa chuộng, có thể chế biến thành nhiều món ngon. Ảnh: Thanh Phúc

Xem thêm: Ca sĩ Như Quỳnh U55 vẫn trẻ đẹp, rạng rỡ

Hàng ngày, dưới tán rừng bần, hàng chục người cần mẫn mưu sinh bằng nghề bắt cáy, cá bống. Trong ảnh: Người dân xã Nghi Thái chuẩn bị đồ nghề để bắt cáy ở rừng bần. Ảnh: Thanh Phúc

Ngoài cáy thì ở rừng bần còn có những con ngao mật to, bán rất được giá. Ảnh: Thanh Phúc

Xem thêm: Tuyển Anh khiến cổ động viên nổi điên, bị chê tơi tả tại EURO 2024

Đặc biệt, ở lạch nước trong rừng bần còn có rất nhiều cá nâu nhỏ, người dân khai thác về bán cho các trại nuôi. Hai vợ chồng chị Ngọc Bích (Xuân Cảnh, Nghi Xuân, Nghi Lộc) mỗi ngày kiếm được khoảng 500.000 đồng từ săn cá nâu (hay còn gọi là cá hói hay cá dĩa thái) giống trong rừng bần. Ảnh: Thanh Phúc

Bên cạnh rừng bần là cống Rào Đừng, nơi cửa sông, nước cạn, là nơi mưu sinh của nhiều phụ nữ với nghề mò bắt cá bống. Ảnh: Thanh Phúc

Những con cá bống bằng ngón tay cái, có những con to bằng cổ tay người lớn. Mỗi ngày, có những người “sát cá” có thể bắt được 1,2-2 kg, ngoài ra, còn mò được cua thịt, bán được từ 300.000 - 500.000 đồng. Ảnh: Thanh Phúc

Nhiều người đàn ông thì thả đăng, thả đó, chài lưới hoặc xúc tép. Ảnh: Thanh Phúc

Ở trong rừng bần, người dân chỉ khai thác bằng tay hoặc bằng các dụng cụ thô sơ, không có tính hủy diệt hàng loạt để vừa bảo vệ được rừng, bảo vệ nguồn sinh sôi của thủy sản, vừa có nguồn thu nhập bền vững. Ảnh: Thanh Phúc

Sản vật được bắt dưới rừng bần được du khách, người dân, thương lái đón mua ngay khi lên bờ. Ảnh: Thanh Phúc

Clip: Thanh Phúc

Thanh Phúc