Nơi hội tụ đa sắc màu của du lịch nông thôn Bạc Liêu

Từ 22-14/12, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Ngày hội nông nghiệp, nông thôn và sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu năm 2023.

Trong thời gian này, người dân Bạc Liêu và du khách được tham quan không gian trình diễn các làng nghề truyền thống, giao lưu trình diễn nghệ thuật truyền thống, trưng bày sản phẩm OCOP và sản phẩm công nghiệp nông thôn tại khu vực trước nhà hát Cao Văn Lầu, từ Sở GD-ĐT đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu.

Là địa phương tiếp giáp biển Đông, người dân huyện Đông Hải (Bạc Liêu) không chỉ đánh bắt thủy sản để đưa đến chợ bán mà còn làm nước mắm và tận dụng nước biển để sản xuất ra những hạt muối đậm vị phù sa.

Xem thêm: Góc phố thơm hương nếp

Từ huyện Đông Hải, diêm dân Bạc Liêu đưa muối đến Công ty Cổ phần muối Bạc Liêu tại xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi để chế biến ra nhiều loại muối chất lượng cao.

Muối không chỉ được sấy khô mà còn chế biến ra muối tôm, muối ớt...

Muối Bạc Liêu không chỉ kết hợp với cá biển để làm nước mắm truyền thống mà còn dùng để làm nguyên liệu trong sản xuất các loại mắm như mắm cá lóc, cá sặc, ba khía muối.

Du khách đến Bạc Liêu thường thấy lục bình trôi kín mặt sông ở vùng ngọt hóa. Cây lục bình nước này được người dân xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình mang lên bờ ngâm với nước muối rồi làm dưa, sử dụng trong ẩm thực tại các cơ sở du lịch, nhà hàng, quán ăn.

Lục bình còn được phơi khô để đan lát các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.

Huyện Hòa Bình của tỉnh Bạc Liêu còn có đặc sản là con nghêu.

Và gạo ST25 của Hợp tác xã Chí Phải, xã Minh Diệu.

Lúa ST25 không chỉ được trồng tại Sóc Trăng mà hiện nay nông dân đã mở rộng diện tịch đến các tỉnh miền Tây là Cà Mau và Bạc Liêu. Tại Bạc Liêu, lúa ST được trồng nhiều tại vùng tôm - lúa của huyện Phước Long. Giống lúa này cho ra hạt gạo ngon nhất thế giới.

Còn tại huyện Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu, nhiều năm qua đã nổi tiếng với gạo Một Bụi Đỏ và gạo Ba Đình.

Huyện Hồng Dân xác định là nơi hội tụ đa sắc màu của ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu.

Huyện Hồng Dân và Phước Long của tỉnh Bạc Liêu đưa con tôm càng xanh vào ruộng lúa kết hợp với du lịch sinh thái nông thôn. Đây là mô hình hay, mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng tôm - lúa.

Du khách đến Bạc Liêu không chỉ được thưởng thức món tôm càng xanh hấp bia hoặc nướng thơm ngon mà còn được ăn tôm khô...

...Tôm làm mắm...

...Và chà bông tôm.

Đến với hành lang kinh tế Quản Lộ - Phụng Hiệp (chạy dọc qua các huyện Phước Long, Hồng Dân, kết nối Bạc Liêu với tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cà Mau), du khách sẽ được thưởng thức bắp nếp được trồng tại ấp 1, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long. Tại đây, nông dân của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và tưới tiêu Quyết Tiến trồng rất nhiều bắp nếp đạt chất lượng cao, được công nhận OCOP 3 sao.

Xem thêm: Những chiếc bánh Giáng sinh đặc biệt tại Pháp

Cá bống tượng được thả nuôi tại nhiều điểm du lịch cộng đồng tại Bạc Liêu để phục vụ du khách với các món ăn ngon như kho, nướng, canh chua... Từ 22-23/12, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lữ hành, truyền thông và chuyên gia tư vấn du lịch tại TP.HCM sẽ tham gia chuyến khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại TP Bạc Liêu, thị xã Giá Rai và các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Đông Hải.

Duy Khang