Nguồn gốc của chứng tự kỷ ở trẻ em

Cũng cần để ý rằng không phải lúc nào chúng ta cũng kiểm soát được sự chú ý của mình. Vấn đề vừa học vừa hóng hớt bóng chày mô tả ở trên là một ví dụ của cái gọi là sự chú ý tự chủ. Loại chú ý còn lại gọi là chú ý phản xạ - nếu chúng ta đang làm việc và điện thoại reo, ngay lập tức chúng ta sẽ có phản xạ thôi không để ý đến công việc đang làm và lắng nghe tiếng chuông điện thoại.

Chú ý tự chủ và chú ý phản xạ có quan hệ với nhau, và nhiều nhà tâm lý học xem chúng là những phần khác nhau của một thể thống nhất. Nói chung bạn có thể chọn để tập trung vào cái gì, nhưng cũng có lúc có cái gì đó quan trọng lấy mất sự chú ý của bạn.

Vì thế dường như chú ý là một chuỗi hoạt động trí óc do những vùng nào đó ở não chịu trách nhiệm. Chúng ta chú ý khi chúng ta quyết định tập trung vào hoặc bị thu hút bởi một tín hiệu đầu vào nhất định; khi chúng ta muốn thôi không để ý và hướng sự chú ý của chúng ta đến thứ khác, ta ngắt kết nối.

Xem thêm: Bà Nguyễn Phương Hằng phát ngôn 'gây sốc' về số tiền cực khủng hứa làm từ thiện

Ảnh minh họa. Nguồn: Autism Awareness Centre.

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy vùng đồi thị (vùng trung tâm não tham gia chuyển tiếp thông tin thị giác và thính giác cho phần còn lại của não) đóng vai trò quan trọng trong cái gọi là “chức năng chú ý”, và thùy đỉnh (vùng trên cùng của não liên quan đến xử lý thông tin không gian) liên quan đến dừng chú ý. Trong khi đó lồi não trên (bó neuron cỡ móng tay cái ở cuống não, đóng vai trò quan trọng vận động mắt) chịu trách nhiệm dịch chuyển sự chú ý.

Xem thêm: Đồng hành cùng con trên hành trình đặc biệt

Cuối cùng, việc kiểm soát toàn bộ sự chú ý được cho là do một vùng não gọi là hồi đai (cingulate) trước. Nằm ở thùy trán gần trung tâm của não, ngay trước và trên não thất bên, hồi đai trước là một hồi quan trọng (phần lồi của những nếp nhăn trên vỏ não). Tổn thương khu vực này có thể gây khiếm khuyết trong việc đặt sự chú ý cho cả chú ý tự chủ lẫn chú ý phản xạ.

ADHD và tự kỷ

Tổn thương não không chỉ là nguyên nhân duy nhất gây giảm khả năng tập trung. Còn những bệnh khác liên quan đến khiếm khuyết khả năng tập trung. Đáng chú ý nhất là chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và tự kỷ. Tự kỷ (autism) có nguồn gốc từ chữ autos, trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “tự bản thân”.

Người bị bệnh này dường như sống trong một thế giới riêng, chiếm toàn bộ tâm trí họ. Họ bị giảm khả năng chú ý trong giao tiếp khá rõ - họ có thể không nhận ra khuôn mặt hoặc giọng nói của mẹ mình hoặc khi người khác gọi tên mình. ADHD có nhiều đặc điểm đặc trưng - một trong số đó là trẻ em gần như không thể tập trung, một đặc trưng nữa là trẻ em có dấu hiệu tăng động và bốc đồng, và đặc trưng thứ ba là sự kết hợp triệu chứng của cả hai đặc trưng trên.

Mặc dù ADHD và tự kỷ là hai bệnh riêng biệt, cả hai đều không chỉ giới hạn trong phạm vi chú ý, và cả hai đều có mối quan hệ với vùng thùy trán kém hoặc ít phát triển. Chúng được cho là do hồi đai trước kém phát triển hoặc kém hoạt động gây ra. Điều đáng chú ý là cả bệnh nhân tự kỷ lẫn ADHD đều bị khiếm khuyết về chức năng thuyết tâm trí (xem khung ở trang 92).

Năm 1967 Clara Claiborne Park xuất bản một câu chuyện về tám năm đầu đời của con gái bà, Elly (hình bên), người mắc bệnh tự kỷ. Cuốn sách là câu chuyện đầu tiên do người trong cuộc kể về quá trình phát triển và cuộc sống của một đứa trẻ tự kỷ, và minh họa sự lạ lùng kỳ lạ của trí não tự kỷ.

Nhiều tác giả/ NXB Trẻ