Mở mộ cổ 4.000 năm, chuyên gia sướng rơn thấy thứ kỳ diệu

Một lọ son môi được tìm thấy trong mộ cổ tại TP Jiroft ở phía Đông Nam Iran đã làm lộ ra một phần của di sản văn hóa đáng kinh ngạc từ thế giới Trung Đông cổ đại.

Được phát hiện vào năm 2001 sau một trận lũ trên sông Halil, lọ son môi này có niên đại gần 4.000 năm và trở thành biểu tượng của một thế giới vượt thời gian.

Những nghiên cứu cho thấy, lọ son được làm từ một hỗn hợp chất khoáng, trong đó có hematit, một loại khoáng chất oxit màu đỏ, cùng các khoáng chất khác như maganite và braunite.

Xem thêm: Khai hội chùa Hang Xuân Giáp Thìn

Sự thêm vào của hạt thạch anh và sợi thực vật giúp tạo ra màu sắc rực rỡ và mùi thơm.

Mặc dù không biết chính xác từ mộ nào lọ son này được khai quật, nhưng từ các ghi chép cổ đại, các nhà nghiên cứu tin rằng nó là một vật dụng quan trọng của phụ nữ Iran cổ đại.

Báu vật này cung cấp cái nhìn sâu sắc vào văn minh và văn hóa của người dân Trung Đông cổ đại, đồng thời là minh chứng cho những mô tả về mỹ nữ Trung Đông từ hàng nghìn năm trước.

Xem thêm: Kỳ 4: Đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ nghệ thuật của quần chúng Nhân dân

Mời quý độc giả xem thêm video: Thứ duy nhất trong mộ cổ mà đạo chích cũng không dám động tay vào.

Thiên Trang (TH)