Giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ gốc về tiếp quản Thủ đô

Quang cảnh buổi giới thiệu tài liệu. Ảnh: Hiền Thu

Phát biểu tại buổi giới thiệu tài liệu, Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Nguyễn Thị Nga cho biết: Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm, vai trò của cơ quan lưu trữ trong nhiệm vụ công bố, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ để tạo điều kiện cho đông đảo công chúng được tiếp cận nguồn sử liệu quan trọng, sát thực, đáng tin cậy về một sự kiện rất quan trọng của Thủ đô.

Sự kiện lựa chọn giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ gốc đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Những tài liệu này là minh chứng góp phần tái hiện về những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc và Thủ đô từ khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 được ký kết với các nội dung gồm: Một số tài liệu về Chiến thắng Điện Biên Phủ, về Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định việc quân Pháp sẽ rút khỏi Hà Nội trong 80 ngày và sự chuẩn bị của Chính phủ đối với việc thi hành Hiệp định...

Xem thêm: Phước Sơn (Quảng Nam): Một số tập tục lạc hậu được hạn chế, xóa bỏ khi triển khai Dự án 8

Đại tá Dương Niết chia sẻ về những kỷ niệm của thời khắc lịch sử. Ảnh: Hiền Thu

Nhiều tài liệu quý được giới thiệu gồm: Chương trình, kế hoạch và nhân sự cho việc tiếp quản Thủ đô Hà Nội, như tài liệu về việc thành lập Ủy ban Hành chính Hà Nội; Công văn số 236-TTg ngày 27-7-1954 của Phủ Thủ tướng về kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo phục hồi các thị xã và thành phố cũ (trước đây đã tiêu thổ kháng chiến), Công văn số 1678 ZYO/3 ngày 20-8-1954 của Bộ Y tế về việc cử Thanh niên xung phong đi tiếp quản; Kế hoạch của Bộ Tài chính về tiếp quản thành phố Hà Nội năm 1954…

Cùng với đó là Báo cáo về cuộc đón tiếp bộ đội, chính quyền ta vào ngày 10-10-1954, ảnh lính Pháp rút ở các tuyến đường ở Thủ đô; bộ đội về tiếp quản Cột cờ Hà Nội, phụ nữ Thủ đô rạng ngời đón quân giải phóng, hay Lễ chào cờ thiêng liêng vào chiều ngày 10-10-1954, báo cáo tình hình tiếp quản sau một ngày, một tháng và báo cáo của các ngành; tình hình đổi tiền Đông Dương và tiền liên bang trong tháng 10-1954…

Tại sự kiện còn giới thiệu những tài liệu của các nhạc sĩ có hồ sơ lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, như: Nhạc sĩ Văn Cao, Huy Du, Nguyễn Đức Toàn với những ca khúc về Hà Nội gồm “Tiến về Hà Nội”, “Sẽ về Thủ đô”, “Hà Nội, trái tim hồng”…

Các tài liệu, hình ảnh này sẽ tiếp tục được trưng bày tại Triển lãm “Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản”, dự kiến khai mạc vào 2-10-2024 tại Nhà Triển lãm 61 Tràng Tiền, Hà Nội do Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) phối hợp với Trung tâm Thông tin, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trịnh Hải tặng ảnh cho Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Ảnh: Hiền Thu

Tại buổi giới thiệu “Tài liệu lưu trữ quốc gia tiếp quản Thủ đô”, các khách mời là nhân chứng lịch sử: Đại tá Dương Niết; Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trịnh Hải… đã chia sẻ về những ký ức đầy cảm xúc trong thời khắc lịch sử; đồng thời tặng Trung tâm Lưu trữ quốc gia III một số bức ảnh, kỷ vật đáng quý.

Một số hình ảnh tại buổi giới thiệu “Tài liệu lưu trữ quốc gia tiếp quản Thủ đô”:

Tài liệu lưu trữ. Ảnh: Hiền Thu

Tài liệu lưu trữ. Ảnh: Hiền Thu

Tài liệu lưu trữ. Ảnh: Hiền Thu

Tài liệu lưu trữ. Ảnh: Hiền Thu

Tài liệu lưu trữ. Ảnh: Hiền Thu

Tài liệu lưu trữ. Ảnh: Hiền Thu

Độc giả xem tài liệu trưng bày. Ảnh: Hiền Thu

Xem thêm: Lừa bán đất của người khác, 'nữ quái' chiếm đoạt hơn 13 tỷ đồng

Độc giả xem tài liệu trưng bày. Ảnh: Hiền Thu

Hiền Thu