Đường dây biến 'xe trộm cắp' thành xe mới chiếm đoạt 9,3 tỉ đồng

Ngày 19-9, Công an TP.HCM hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố Bùi Văn Tân (sinh năm 1983, chủ hệ thống cửa hàng xe máy Tân Tiến) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và mua bán tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Chủ 4 cửa hàng phù phép xe không giấy

Liên quan đến vụ án, Công an TP.HCM đề nghị truy tố Nguyễn Sỹ Toàn (sinh năm1981, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM), Nguyễn Đình Sùng (sinh năm 1986, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) và Nguyễn Thị Kiều Oanh (sinh năm 1977, ngụ TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương) về tội mua bán tài liệu của cơ quan tổ chức.

Xem thêm: Cầm 50 nghìn đồng thưởng thức món xôi bát được Michelin đề xuất

Tân được xác định cầm đầu việc mua xe không giấy tờ rồi "phù phép" thành xe mới bán cho nhiều khách hàng. Ảnh: CA

Công an cũng đề nghị truy tố chín người khác về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo kết luận điều tra, từ năm 2018 đến năm 2023 Tân thành lập bốn cửa hàng xe máy gồm: Cửa hàng xe máy Tân Tiến (huyện Bình Chánh), cửa hàng xe máy Tân Tiến 2 (huyện Hóc Môn), Công ty TNHH xe máy Thảo Vân (quận 12) và Công ty TNHH mua bán xe máy Lâm Tới (tỉnh Bình Dương).

Trước đó, Công an đã khởi tố, bắt giam Tân. Ảnh: CA

Do thấy nhiều xe máy đã qua sử dụng, không có giấy tờ, không rõ nguồn gốc và các công ty xuất nhập khẩu xe máy, cửa hàng xe máy có nguồn phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng còn dư lại nên Tân đã nảy sinh ý định thu mua rồi đục số khung số máy xe cho phù hợp với giấy xuất xưởng để bán cho khách đăng ký như xe mới.

Tân đặt vấn đề với Nguyễn Hữu Oai (sinh năm 1984) và Nguyễn Hữu Như (sinh năm 1990, cùng ngụ xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) là chủ tiệm sửa xe máy Đại Phát, xã Vĩnh Lộc B.

Oai và Như đồng ý việc thiết kế phông chữ, số để đục số khung, số máy giống từng hãng xe cho Tân với giá 1 triệu đồng/xe. Tân chi 50 triệu đồng để mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ mài đục số khung, số máy như máy CNC, mũi kim đục, máy tính...

Xem thêm: Vùng 3 Hải quân triển khai nhiệm vụ phòng chống bão lũ, thiên tai

Biến xe trộm cắp thành xe mới

Tân mua phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe mô tô với giá từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/phiếu của các cửa hàng xe máy gồm: Sùng - chủ hệ thống cửa hàng ô tô xe máy Hà Thành (phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân); Oanh - quản lý của các Đại lý Honda Hồng Hạnh 4, 5, 6 tại Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh; Toàn - chủ Công ty TNHH TM Xuất nhập khẩu Sông Ngân (xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn).

Oai và Như tại cơ quan điều tra. Ảnh: CA

Cùng với việc tìm mua phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, Tân thỏa thuận, mua những xe máy không rõ nguồn gốc với giá từ 18-22 triệu/ xe.

Các nhân viên của Tân sẽ đưa thông tin xe lên hệ thống để theo dõi, quản lý. Xe sau đó được đưa cho Như và Oai đục số khung, số máy cho phù hợp với phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đã mua được.

Công cụ, thiết bị dùng để đục lại số khung, số máy bị công an thu giữ. Ảnh: CA

Xe được vệ sinh, tân trang sơn, sửa, thay bộ phận hư, tua lại đồng hồ về 0 rồi rao bán với khách hàng là “xe lướt, bao rút hồ sơ, bao đăng ký, bao ra giấy tờ"...

Công an xác định, từ 2021 đến khi bị phát hiện, Tân đã mua tổng cộng khoảng 1.500 phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng.

Trong đó, Tân mua của Sùng khoảng 400 phiếu với giá là 400 triệu đồng đồng, mua của Toàn hơn 700 phiếu với giá là 150 triệu đồng đồng; mua của Oanh 150 phiếu với giá là 150 triệu đồng. Oai và Như đã được Tân thuê đục số khung, số máy khoảng 500 xe.

Công an cũng xác định vai trò của nhiều người khác trong đường dây do Tân cầm đầu. Ảnh: CA

Quá trình điều tra đến nay, công an xác định Tân cùng đồng bọn đã bán 259 xe mô tô bị mài đục số khung, số máy chiếm đoạt tổng số tiền hơn 9,3 tỉ đồng đồng của 258 bị hại.

Đặc biệt, trong số các xe máy do Tân bán ra có hai xe là xe tang vật trong hai vụ trộm cắp tài sản tại quận 8 và quận Bình Tân.

Nguyễn Tân