Diện mạo đô thị Mê Linh sau 15 năm 'về' Thủ đô

Một trong những thành tựu nổi bật nhất trong 15 năm qua là kinh tế của huyện Mê Linh phát triển đồng bộ cả về quy mô và chất lượng, tốc độ tăng trưởng ở mức 9,8% (tăng gần 40% so với năm 2008).

Huyện Mê Linh có 16 xã và 2 thị trấn, dân số hơn 24 vạn người, diện tích hơn 14.000ha. Ngay sau khi “về” với Thủ đô, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Mê Linh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của TP, sự hỗ trợ có hiệu quả của các quận. Nhờ đó, đã tạo ra động lực để huyện Mê Linh phát triển mạnh mẽ về mọi mặt.

Nhiều khu đô thị, khu nhà ở xã hội được được huyện xây dựng, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Xem thêm: Tác dụng bất ngờ của việc thêm muối vào bia, cứ 10 người thì 9 người không biết có tác dụng gì, nhưng ai đã từng sử dụng đều nói rằng tốt

Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh.

Cánh đồng hoa mẫu lớn trên địa bàn huyện.

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh dịch vụ. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt gần 700 tỷ đồng/năm. Thu nhập bình quân từ 11,04 triệu đồng/người năm 2008 tăng lên 60 triệu đồng/người vào năm 2022.

Công nhân làm việc trong Khu công nghiệp Quang Minh.

Trang trại trồng hoa lan theo công nghệ cao tại xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh.

Nhiều ngôi trường mới, khang trang hiện đại đã được huyện xây dựng trong thời gian qua.

Đền Hai Bà Trưng nhìn từ trên cao.

Thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn huyện.

Xem thêm: Lai Châu: Bắt Trưởng ban Mặt trận Tổ quốc, thu giữ gần 10kg thuốc phiện

Có thể thấy, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, huyện Mê Linh đã có bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, diện mạo nông thôn đổi thay theo hướng đô thị văn minh, hiện đại...

Phạm Hùng