Cách sử dụng thuốc trị tiêu chảy tại nhà

1. Thế nào được gọi là tiêu chảy?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Ngoài tiêu chảy người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, nôn mửa, mỏi mệt...

Tiêu chảy có 2 dạng chính:

Xem thêm: Biết kết quả xét nghiệm ADN bào thai trong bụng, người phụ nữ khóc

Tiêu chảy cấp: Không kéo dài quá 1 tuần và thường thuyên giảm sau 1 - 2 ngày.
Tiêu chảy mạn: Kéo dài từ 2-3 tuần hoặc hơn. Tình trạng tiêu chảy kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh.

Khi bị tiêu chảy, thường có biểu hiện đau bụng và đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày...

2. Một số thuốc trị tiêu chảy

Thuốc chống tiêu chảy là bất kỳ loại thuốc nào có tác dụng ngăn chặn hoặc làm chậm tiêu chảy (giảm triệu chứng tiêu chảy). Khi bị tiêu chảy, việc đầu tiên cần làm là bổ sung nước và điện giải bằng oresol hoặc hydrit. Ngoài ra cần thay đổi chế độ dinh dưỡng với thức ăn mềm, thanh đạm, dễ tiêu, ít dầu mỡ... Sau khi thay đổi chế độ ăn, hầu hết các trường hợp tiêu chảy cấp sẽ có cải thiện rõ rệt và không cần sử dụng thuốc tiêu chảy.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể cân nhắc dùng một số loại thuốc điều trị tiêu chảy không kê đơn. Tùy nguyên nhân gây tiêu chảy mà sử dụng thuốc phù hợp cho tình huống cụ thể.

- Thuốc berberin: Đây là thuốc trị tiêu chảy không kê đơn, khi sử dụng người bệnh chỉ cần tuân thủ đúng hướng dẫn in trên hộp thuốc. Mặc dù ít khi gặp phải tác dụng phụ, nhưng người bệnh cũng nên lưu ý một vài vấn đề như sau:

+ Thận trọng khi sử dụng cho người bị hư hàn, người có tỳ vị tiêu hóa không tốt.

+ Không sử dụng với trường hợp mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

+ Thuốc có thể bị giảm tác dụng khi sử dụng cho người huyết áp thấp, người đái tháo đường.

+ Khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào như đau bụng, buồn nôn, khó thở... sau khi dùng thuốc, cần liên hệ ngay với bác sĩ.

- Thuốc diphenoxylate:Là thuốc có tác dụng giảm co bóp nhu động ruột hiệu quả. Ngoài ra thuốc còn có khả năng gây ức chế khiến lượng nước và chất điện giải trong ruột di chuyển chậm hơn, từ đó gia tăng khả năng hấp thụ hai loại chất trên, hạn chế tình trạng mất nước và giúp phân tạo khuôn rắn. Do đó thuốc thường được chỉ định để điều trị cho các trường hợp:

+ Điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp và mạn do tăng nhu động ruột. Việc điều trị này không thay thế cho một liệu pháp bù nước và các chất điện giải khi cần thiết.

Xem thêm: Bộ GTVT phản hồi về thông tin các tuyến cao tốc còn nhiều bất cập

+ Tiêu chảy có triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần nhằm hỗ trợ kiểm soát triệu chứng tiêu chảy.

+ Điều trị triệu chứng tiêu chảy nhẹ hoặc tiêu chảy du lịch không biến chứng.

Tuy nhiên thuốc không nên dùng cho du khách bị tiêu chảy nặng hoặc sốt cao hoặc đi phân máu. Thuốc cũng không có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tiêu chảy du lịch mà còn có thể làm tăng tỷ lệ mắc tiêu chảy du lịch.

- Thuốc loperamid: Được sử dụng trong các trường hợp tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân, tiêu chảy du lịch và một số trường hợp tiêu chảy mạn tính. Thuốc giúp giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch ở đường tiêu hóa, giảm lượng nước trong phân... làm tăng kích thước cho phân thành khuôn và giảm dần số lần đi ngoài.

Loperamid có vai trò trong việc điều trị các triệu chứng, nhưng không có vai trò trong điều trị nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Thuốc cũng không thể thay thế các liệu pháp bù nước và điện giải bằng đường uống.

Đối với trường hợp tiêu chảy do nhiễm trùng (có biểu hiện kèm theo sốt), khi chưa xác định được vi khuẩn gây tiêu chảy hoặc chưa sử dụng kháng sinh để điều trị ổ nhiễm trùng, người bệnh không được tự ý sử dụng loperamid. Bởi trong trường hợp này nếu dùng thuốc cầm tiêu chảy, sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn ứ đọng lại bên trong, không thể thải ra ngoài qua phân theo cơ chế tự bảo vệ của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn và nguy cơ biến chứng cao.

- Thuốc pepto bismol:Được dùng để điều trị khi bị tiêu chảy cấp, tiêu chảy du lịch và tình trạng khó chịu ở dạ dày như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, khó tiêu. Không dùng thuốc nếu bị tiêu chảy kèm sốt, đi ngoài có phân lẫn máu hoặc dịch nhầy...

- Thuốc diosmectit (smecta): Có tác dụng tạo ra một lớp mỏng bao phủ niêm mạc đại tràng giúp bảo vệ niêm mạc, giảm tình trạng kích ứng và giảm số lần đi ngoài. Thuốc còn có công dụng hấp thụ nước và ngăn không cho các tác nhân tiêu chảy như vi khuẩn, virus bám tiếp vào niêm mạc ống tiêu hóa. Do đó đẩy nhanh quá trình hồi phục, cải thiện khuôn phân, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian đau bụng, tiêu chảy.

Smecta có thể tương tác với một số thuốc khác, do đó có thể ảnh hưởng đến thời gian và tỷ lệ hấp thu của các thuốc đó. Nên uống smecta cách các thuốc khác khoảng 2 - 3 giờ.

Lưu ý: Tiêu chảy là một biểu hiện của nhiều bệnh lý ở đường ruột, do đó nếu tiêu chảy kéo dài hoặc tiêu chảy kèm các biểu hiện bất thường khác như đau bụng, nôn mửa, phân có máu thì cần đi khám để được điều trị hợp lý.

Bổ sung nước và điện giải là yếu tố quan trọng hàng đầu trong điều trị tiêu chảy.

3. Các lưu ý khi điều trị tiêu chảy tại nhà

Các thuốc nêu trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng, không điều trị được nguyên nhân và cũng không thay thế được biện pháp quan trọng nhất là bù nước và điện giải. Do đó, trong trường hợp tiêu chảy không quá nghiêm trọng thì không cần dùng thuốc cầm tiêu chảy ngay, chỉ cần bù nước và điện giải bệnh đã thuyên giảm.

Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc chống tiêu chảy:

Mặc dù là thuốc không kê đơn, nhưng trước khi dùng thuốc cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn tốt nhất.
Các trường hợp không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy ở nhà là: Người có mắc các bệnh ở gan, đang dùng một số thuốc điều trị bệnh lý khác, tiêu chảy có kèm sốt hoặc phân có lẫn máu...
Không tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trường hợp trẻ dưới 12 tuổi, nên đưa trẻ đi khám trước khi dùng bất kỳ loại thuốc cầm tiêu chảy nào.
Không sử dụng nhiều hơn một loại thuốc trị tiêu chảy cùng một lúc trừ khi bác sĩ chỉ định
Bảo quản thuốc trị tiêu chảy ở nơi khô ráo, thoáng mát, xa tầm tay của trẻ.
Cần đi bệnh viện ngay nếu tần suất đi ngoài tăng lên, đi ngoài hơn 6 lần/ngày, đau bụng dữ dội; có dấu hiệu mất nước như khát nước thường xuyên, nước tiểu sẫm màu, chóng mặt, nhận thức suy giảm…

Những bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp trong dịp Tết.

BS.Đỗ Thị Dung