Yên Bái: Khèn Mông được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia

Tiếng khèn của người Mông ở huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) được công nhận đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian càng khẳng định giá trị văn hóa truyền thống của cây Khèn trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh, tạo nên sức sống bền bỉ vượt thời gian của nhạc cụ độc đáo này.

Yên Bái là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, nổi tiếng là miền đất với nhiều điểm du lịch, thăm quan,nghỉ dưỡng. Đến đây khách du lịch không chỉ ấn tượng với cảnh sắc thiên nhiên nơi đây mà cả con người với nhiều phong tục tập quán đặc sắc thu hút sự mến yêu của người đặt chân lên nơi này.

Và Mù Cang Chải là một địa danh nổi tiếng ở Yên Bái đã để thương để nhớ cho người từng đặt chân đến đây và tiếp xúc với nền văn hóa độc đáo đặc biệt tiếng Khèn của người Mông nơi đây.

Xem thêm: Đội hình hay nhất lịch sử: Hàng loạt huyền thoại góp mặt, Ronaldo sát cánh cùng Messi

Thả dù ở Mù Cang Chải (Yên Bái) từ trên cao nhìn xuống.

Trẻ em người Mông đi học vào ánh bình minh.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Theo đó, nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia ở loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.

Khèn Mông là loại nhạc cụ phổ biến và mang tính đặc trưng nhất của người Mông, được sử dụng rất đa dạng theo từng hoàn cảnh khác nhau như trong những dịp lễ, tết, chúc mừng, đón khách... Dịp lễ hội hay trên đường xuống chợ, đi rừng, đi nương, những điệu khèn là tiếng nói thể hiện lòng biết ơn đối với công lao sâu nặng của các đấng sinh thành.

Đặc biệt trong các nghi lễ, tín ngưỡng hay trong các lễ hội dân tộc, khèn là vật dụng linh thiêng không thể thiếu. Được trao truyền qua nhiều đời, cây khèn đã trở thành vật báu gắn với đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Mông. Dù bao phen dời đổi chạy theo mùa rẫy, cây khèn vẫn là vật bất ly thân, được đồng bào trân trọng, gìn giữ.

Người Mông gọi tiếng khèn là Krềnh. Tiếng khèn vang vọng, lúc khoáng đạt, lúc nỉ non, dìu dặt... Đặc biệt, tiếng khèn đã trở thành giai điệu hò hẹn, phương tiện gửi lời yêu của bao chàng trai, cô gái.

Bất cứ chàng trai người Mông nào khi biết cầm con dao, cái cuốc để lao động trên nương, trên rẫy thì cũng là lúc họ biết cầm khèn.

Xem thêm: Bản tin truyền hình 'Nhịp sống 365' thứ tư 20-12-2023

Tiếng Khèn cất lên là tiếng lòng, khúc tâm tình của các chàng trai gửi tới người con gái mà mình yêu thương… Tiếng khèn giúp họ kết đôi, xây dựng nên một gia đình hạnh phúc.Với họ, học thổi khèn không chỉ là một cách để giải trí, mà còn là phương tiện để thể hiện tài nghệ của mình, là cầu nối để họ tìm cho mình một người bạn đời thích hợp.

Tiếng Khèn giao duyên trao gửi tâm tình yêu thương của chàng trai Mông.

Khèn Mông độc đáo bởi hình dạng, cấu tạo và chức năng tạo âm thanh của nó. Âm thanh được phát ra theo cả luồng hơi thổi ra, hít vào.

Khèn có 6 ống làm từ 1 loại trúc gắn trên 1 cái bầu bằng gỗ khoét rỗng, kết nối bằng nhựa cây và vỏ cây đào rừng. Thứ duy nhất từ kim loại là lam đồng (lưỡi gà).

Mọi công đoạn đều làm thủ công với những dụng cụ đồng bào tự chế. Bầu đàn thường được làm từ loại gỗ thông như thông đá, kim giao hoặc pơ mu. Chế tác khèn cũng vô cùng độc đáo, không có quy chuẩn chung.

Các nghệ nhân làm khèn đều đo bằng tay và ngắm bằng mắt để chế tác. Không có nguyên tắc chung nhưng để có được cây khèn ưng ý, thổi được đúng các làn điệu dân ca Mông, cần sự khéo léo, kiên nhẫn và kinh nghiệm. Khèn Mông có hai loại. Loại có âm thanh bổng là khèn ngắn và loại có âm thanh cao là khèn dài.

Những năm qua, nghệ thuật khèn Mông được tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm đầu tư gìn giữ, bảo tồn và khôi phục nhằm phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động trình diễn nghệ thuật khèn Mông được tổ chức trong các lễ hội, sự kiện văn hóa, kinh tế- xã hội của tỉnh, của đất nước.

Qua đây, nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, mang ý nghĩa nhân văn, có tính cộng đồng cao, tôn vinh nét đẹp văn hóa góp phần thúc đẩy nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc ở mỗi địa phương.

Khèn Mông được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là sự vui mừng hân hoan của người Mông với những cống hiến lưu giữ bảo tồn tiếng Khèn qua nhiều thế hệ.

Tỉnh Yên Bái đã chuẩn bị Lễ công bố quyết định và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật Khèn Mông. Nghệ thuật dùng sáp ong để tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn tỉnh Yên Bái.Khai mạc chương trình vào ngày 23/12.

Buổi tổng duyệt chương trình phục vụ cho ngày nhận quyết định và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật Khèn Mông.

Việc tổ chức Festival và công bố quyết định nói trên nhằm giới thiệu, tôn vinh, quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo mối liên kết phát triển du lịch bền vững giữa các địa phương trong tỉnh và khu vực Tây Bắc.

Kỳ Vũ