Xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam được cải thiện

Toàn cảnh phiên họp sáng 22/5.

Theo tờ trình của Chính phủ, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022. Tuy nhiên, có bốn chỉ tiêu như: Tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản; kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh… vẫn còn khoảng cách với mục tiêu đề ra và có khả năng khó đạt đến năm 2025.

"Hiện nay, bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới các cấp vẫn còn hạn chế về số lượng, đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới thường luân chuyển, thiếu ổn định. Nguồn kinh phí thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương còn khiêm tốn. Kiến nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm phê duyệt, phân bổ kinh phí hợp lý để thực hiện bình đẳng giới trong các Chương trình, Kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội".

Xem thêm: Đa dạng hoạt động hưởng ứng Lễ hội sông nước TP Hồ Chí Minh lần 2

Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Bên hành lang Quốc hội các đại biểu đã có nhiều ý kiến đề xuất việc cần có chính sách, giải pháp hiệu quả để giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, thích ứng với già hóa dân số.

"Tỷ suất giới tính khi sinh hiện nay còn chênh lệch và khoảng cách chênh lệch xa thì bình đẳng giới của nước ta sẽ chưa thực sự vững chắc. Điển hình như vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi đã thể hiện rõ sự mất cân bằng giới, bất bình đẳng rồi".

Xem thêm: Lễ bắc máng nước của người Xơ Đăng

Bà Nguyễn Thị Việt Nga - Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương

Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ sớm thực hiện sửa đổi, bổ sung Luật Bình đẳng giới, Luật Người cao tuổi. Rà soát, đánh giá để điều chỉnh lại các chỉ tiêu đề ra trong các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới để bảo đảm tính hiệu quả, thực chất và tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn./.