Vở kịch 'Ngày xưa' thêm dấu ấn về sự giao thoa văn hóa Việt - Pháp

Sự kết hợp giữa 3 sự tích dân gian được chuyển thể là “Thần trụ trời”, “Con rồng cháu tiên, cội nguồn dân tộc Việt Nam” và “Sự tích trầu cau” đã tạo nên vở kịch “Ngày xưa” nhiều màu sắc và bất ngờ cho người xem. Mỗi câu chuyện lần lượt mở ra và cùng nhau cộng hưởng, hòa quyện tạo nên dòng cảm xúc liền mạch. “Ngày xưa” vì thế trở thành một chuyến du hành thú vị và đầy hào hứng, thông qua các hình thức biểu đạt nghệ thuật phong phú.

Vở kịch “Ngày xưa” là nơi mỗi người đều tìm thấy chính mình trong đó bất kể khán giả đến từ Việt Nam, Pháp hay từ các quốc gia khác, là trẻ em hay người lớn và bất kể địa vị xã hội nào, bởi vở kịch sử dụng những quy chuẩn văn hóa toàn cầu: Âm nhạc, trình chiếu video, truyện tranh, nghệ thuật múa rối, bi kịch Hy Lạp…

“Ngày xưa” là một dự án hướng đến sự giao thoa của hai nền văn hóa Việt - Pháp thông qua ngôn ngữ, truyền thống âm nhạc và các quy chiếu thẩm mỹ khác nhau. Sự hấp dẫn, hào sảng, như truyền thống của một vở kịch đại chúng đích thực, đã để lại một dấu ấn đẹp cho những người yêu văn hóa của 2 đất nước Pháp - Việt Nam.

Xem thêm: Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm nhìn từ quyết định Nam Bộ kháng chiến

Xem thêm: Người vợ có EQ cao sẽ không bao giờ chia sẻ với người ngoài những điều này

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Nhật Thảo - Ngọc Tuấn