Triển lãm nhạc cụ và bảo vật quốc gia tại Gia Lai

Tại triển lãm, du khách được chiêm ngưỡng 70 loại nhạc cụ của 44 dân tộc đang sinh sống tại tỉnh Gia Lai. Phần lớn trong đó là nhạc cụ truyền thống của 2 dân tộc tại chỗ, Jrai và Bahnar như: chiêng Kơ Đơ, chiêng A’rap, chiêng Goong; các loại trống; cùng nhiều loại đàn như: đàn Tơrưng, đàn Klông Pút, đàn Goong… Bên cạnh đó là các nhạc cụ: đàn tính, đàn bầu, đàn nhị, khèn, kèn bầu… của cộng đồng các dân tộc đang cư trú tại tỉnh. Ngoài du khách và người dân Gia Lai đến xem, nhiều trường học trong tỉnh đã chọn triển lãm làm nơi tổ chức các khóa học thực tế cho học sinh.

Cô giáo Trần Thị Nhàn- Trường THCS Ngô Gia Tự, thành phố Pleiku, cho biết: “Nhà trường cũng thường xuyên dạy cho học sinh những kiến thức về văn hóa, nhất là văn hóa các dân tộc Gia Lai. Thông qua hoạt động thực tế này, sẽ giúp các em hiểu rõ hơn và học tập tốt hơn”.

Học sinh trải nghiệm nhạc cụ truyền thống tại triển lãm.

Xem thêm: Tú Sương đầy uy quyền, Hoàng Hải đột phá trong Xuân về trên đất Thăng Long

Bên cạnh các nhạc cụ truyền thống, triển lãm trưng bày 200 hình ảnh, bảng trích, hiện vật của 3 chủ đề khác là: Gia Lai - Thiên nhiên, con người và di sản văn hóa; Di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá; Di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng Đạo.

Bà Nguyễn Thị An, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ, Bảo tàng tỉnh Gia Lai cho biết, trong vòng một tuần diễn ra, triển lãm thu hút hàng nghìn lượt người tham quan và cảm nhận bản sắc văn hóa, lịch sử đặc trưng và đa dạng tại địa phương:

Xem thêm: Tổ chức Lễ Cầu siêu các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông

“Những di tích quốc gia đặc biệt, nhất là bộ sưu tập công cụ đá cũ An Khê, bảo vật quốc gia đang trưng bày tại tỉnh Gia Lai. Chúng tôi cũng giới thiệu đến du khách hơn 70 loại nhạc cụ của các dân tộc tỉnh Gia Lai. Đó là một điểm nhấn quan trọng của triển lãm lần này. Qua triển lãm, chúng tôi muốn quảng bá giới thiệu đến thiên nhiên, con người Gia Lai đến với Gia Lai trong dịp lễ hội lần này”.

Nguyễn Thảo/VOV-Tây Nguyên