Tọa đàm Văn minh trà Việt trong phát triển kinh tế và du lịch

Các vùng trà nổi tiếng như Thái Nguyên, Bảo Lộc và các khu vực miền núi phía Bắc không chỉ cung cấp trà chất lượng cao mà còn đóng góp vào sự đa dạng văn hóa của trà Việt

Các chuyên gia cùng nhau thảo luận 3 nội dung quan trọng về trà Việt gồm: Biên niên sử trà Việt – cái nôi phát tích trà của nhân loại; Nghệ thuật thưởng trà Việt; Bảo tồn và phát triển nâng tầm nền văn minh trà Việt hòa nhập toàn cầu.

Ở phần đầu tiên “Biên niên sử trà Việt – cái nôi phát tích trà của nhân loại”, Nhà nghiên cứu Trịnh Quang Dũng, tác giả sách “Văn Minh Trà Việt”, làm rõ mối liên hệ giữa trà Việt và các rừng trà Shan cổ thụ để làm rõ thêm về nguồn gốc thực sự của trà Việt. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thắm, chuyên gia trong ngành trà và doanh nhân sản xuất trà Shan tuyết cổ thụ, đưa ra bức tranh cụ thể về loại trà Shan tuyết, loại trà được mệnh danh là “tiên dược”, không chỉ nổi tiếng với giá trị cao mà còn gắn liền với di sản văn hóa lâu đời của Việt Nam.

Xem thêm: Xác lập kỷ lục Việt Nam 100 món ăn ngon chế biến từ dừa sáp Trà Vinh

Xem thêm: Giao lưu Chuyên đề 'Cách mạng tháng 8/1945 và Quốc khánh 2/9 - Những mốc son lịch sử hào hùng'

Sang phần 2 “Nghệ thuật thưởng trà Việt”, Giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành trà, nêu những yếu tố quan trọng để tạo nên một tách trà ngon và giới thiệu những vật dụng cần thiết để bắt đầu một buổi thưởng trà Shan Tuyết và các lưu ý quan trọng khi pha và thưởng thức loại trà này.

Cuối cùng là phần 3 “Bảo tồn và phát triển nâng tầm nền văn minh trà Việt hòa nhập toàn cầu”, các chuyên gia cùng nhau thảo luận phương pháp sản xuất những loại trà ngon và chiến lược giới thiệu trà Việt ra thế giới, một phần quan trọng trong việc phát triển ngành trà Việt trong tương lai.