Tọa đàm trực tuyến 'Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển'

Tọa đàm nhằm giúp độc giả hiểu thêm về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang và những đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hà Nội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời góp phần tuyên truyền về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ hôm nay.

21' trướcKhơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Phát biểu khai mạc, bà Mai Thị Kim Thoa, Phó Tổng Biên tập Báo Hànôịmới cho biết, thời điểm này cách đây 70 năm đã diễn ra một sự kiện quan trọng làm thay đổi vận mệnh của cả một dân tộc. Sau khoảng thời gian đấu trí cam go, phức tạp, ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương đã được ký kết.

Xem thêm: Sóc Trăng cù lao

Thi hành Hiệp định, Việt Nam đã chủ động lên kế hoạch đề phòng, đấu tranh, đồng thời chuẩn bị lực lượng tiếp quản Thủ đô một cách kỹ lưỡng nhằm loại bỏ âm mưu lợi dụng thời gian này để phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hóa, lôi kéo người di cư vào Nam của Pháp. Sáng ngày 8-10-1954, các đơn vị quân đội Việt Nam đã chia lực lượng thành nhiều cánh quân để tiến vào Thủ đô và tỏa đi khắp nơi trong thành phố vào ngày hôm sau.

Phó Tổng Biên tập Báo Hànôịmới Mai Thị Kim Thoa khai mạc tọa đàm.

Từng bước tiến vào nội thành, các đơn vị quân đội Việt Nam dần tiếp quản các căn cứ quan trọng trong thành phố như Nhà Ga, Phủ Toàn quyền, khu Đồn Thủy, khu Bờ Hồ, Phủ Thống sứ. Sau khi quân đội Liên hiệp Pháp rời đi, quân đội Việt Nam đã hoàn toàn kiểm soát Hà Nội. Không khí hân hoan chào mừng giải phóng bao trùm cả Thủ đô với cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, niềm vui giải phóng tràn đầy trong lòng quân, dân Việt Nam sau 9 năm ròng đấu tranh chiếm lại Thủ đô.

Sự kiện Giải phóng Thủ đô đã chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ kéo dài gần 100 năm của thực dân Pháp tại miền Bắc. Đây là một bước ngoặt quyết định trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của dân tộc, đây cũng là mốc son quan trọng: Ngày Giải phóng Thủ đô đã được chọn làm ngày lễ quốc gia để tôn vinh tinh thần đoàn kết và ý chí chiến đấu quả cảm của nhân dân ta. Sự kiện cũng mở ra một thời kỳ mới khi nhân dân ta có thể tự quyết định vận mệnh của mình và tham gia vào việc xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đây, toàn Đảng, toàn dân ta bắt đầu vào công cuộc kiến thiết đất nước với những chính sách đổi mới phát triển kinh tế, xã hội và đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Phó Tổng Biên tập Báo Hànôịmới cho hay, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Báo Hànôịmới tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển” nhằm tuyên truyền đậm nét, sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang và những đóng góp to lớn của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tuyên truyền, giáo dục đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ hôm nay cũng là những chủ nhân của đất nước mai sau. Tọa đàm cũng nhằm tuyên truyền truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội gắn với kỷ niệm 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố Vì hòa bình”, từ đó góp phần khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô, xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; quảng bá hình ảnh, văn hóa của Thủ đô với các địa phương trong cả nước và bạn bè quốc tế.

Quang cảnh tọa đàm.

Thay mặt Ban tổ chức, bà Mai Thị Kim Thoa cảm ơn lãnh đạo trung ương và thành phố, các quý vị đại biểu, các khách mời, các nhân chứng lịch sử, thầy và trò Trường Trung học phổ thông Việt Đức đã dành thời gian quý báu tới tham gia buổi tọa đàm trực tuyến quan trọng và có ý nghĩa này.

42' trước

Dự tọa đàm, các khách mời Trung ương và thành phố có: PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; ông Nguyễn Hoàng Sơn, Phó Trưởng ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội; nhà báo Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo thành phố Hà Nội.

Xem thêm: Thế giới Gốm trong hành trình của Họa sĩ Ngô Xuân Bính

Các đồng chí chủ trì tọa đàm.

Về phía các nhân chứng lịch sử, có Đại tá Bùi Gia Tuệ (sinh năm 1931), nguyên Trưởng phòng Pháp chế (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng), một những người lính đầu tiên trở về tiếp quản Thủ đô trong ngày 10-10 -1954; ông Nguyễn Thụ, sinh năm 1933, chứng nhân lịch sử tham gia tiếp quản Thủ đô; ông Nguyễn Văn Trác, sinh năm 1932, tham gia Lễ duyệt binh ngày 2-9-1955 và tham gia 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”; ông Nguyễn Văn Khang, sinh năm 1935, Trưởng ban liên lạc Đội thanh niên xung phong tiếp quản Thủ đô; bà Dương Thị Vịn, nguyên Phó Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong thành phố Hà Nội.

Các đại biểu dự tọa đàm.

Về phía các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, các chuyên gia có: TS Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam); TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội; ông Trương Minh Tiến, Chủ tịch Hiệp hội UNESCO Hà Nội.

Tham dự tọa đàm, cùng với đông đảo các thầy, cô giáo và học sinh Trường THPT Việt Đức, còn có các khách mời: Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Thanh Trì Hoàng Minh Hằng; học sinh Nguyễn Mỹ Hạnh, lớp 12D2 Trường THPT Việt Đức.

Đông đảo thầy, cô giáo và học sinh Trường THPT Việt Đức dự tọa đàm.

Về phía Báo Hànôịmới, có các Phó Tổng biên tập Mai Thị Kim Thoa, Lại Bá Hà cùng lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của Báo Hànôịmới.

56' trước

Các tiết mục văn nghệ chào mừng tọa đàm của cô giáo và học sinh Trường THPT Việt Đức.

1h trước

Phó Tổng Biên tập Báo Hànôịmới Mai Thị Kim Thoa trò chuyện với các đại biểu trước tọa đàm.

Các đại biểu trao đổi trước tọa đàm.

Đại biểu đến tham dự tọa đàm.

Nhóm phóng viên

Nhóm phóng viên