Tọa đàm phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ tại TPHCM

Tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu lý luận phê bình lĩnh vực sân khấu và đông đảo các nghệ sĩ, tác giả, đạo diễn, nhạc sĩ, nhà thiết kế sân khấu, các đơn vị nghệ thuật công lập, xã hội hóa, đang hoạt động nghệ thuật trên địa bàn TPHCM.

Tại buổi tọa đàm, 8 tham luận cùng với 14 ý kiến phát biểu, phản ánh rõ tâm tư, khát vọng của những người làm nghệ thuật đã đặt vấn đề về thực trạng, trình bày cụ thể về những tồn tại của sân khấu cải lương lịch sử, tuồng cổ, như: thiếu rạp hát đầy đủ công năng; thiếu kịch bản mới hay và hấp dẫn; một số sân khấu chạy theo thị hiếu khán giả nên chưa chú trọng thực hiện vở diễn có nội dung mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam; công tác đào tạo chuyên sâu đối với các tác giả, nhạc sĩ - nhạc công sân khấu tuồng cổ bị buông lỏng…

Các nghệ sĩ, chuyên gia cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm để nghệ thuật cải lương tuồng cổ có sự thay đổi tích cực, đáp ứng yêu cầu thụ hưởng ngày càng cao của người dân.

Xem thêm: Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc

Xem thêm: Trao gần 60 triệu đồng tới gia đình bé Ngọc Châu 8 tuổi

Tại tọa đàm, NSND Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở VH-TT TPHCM, thông tin, năm 2025 thành phố sẽ chú trọng đầu tư cho các sáng tác văn học nghệ thuật đề tài sử Việt, trong đó có cải lương tuồng cổ. Đây sẽ là động lực, khuyến khích sự sáng tạo của các đơn vị công lập và ngoài công lập nhằm có được nhiều vở diễn mới, có giá trị cao về nghệ thuật.

THÚY BÌNH