Sự thật thú vị về 'tảng đá của sư tử' nổi tiếng thế giới

Pháo đài Sigiriya còn được gọi "lâu đài trên bầu trời" là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách. Sigiriya có nghĩa là " tảng đá của sư tử" (Lion Rock). Nơi đây được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1982. Ảnh: Dreamstime.

Sigiriya là một ngọn đá khổng lồ cao gần 200m, trên đỉnh là một cung điện dành cho nhà vua. Ảnh: Future Travel.

Về sau, nơi này được sử dụng như một tu viện Phật giáo. Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ, tráng lệ của nơi này, du khách sẽ phải leo lên 1.200 bậc thang. Ảnh: andbeyond.

Xem thêm: Việt Nam có bao nhiêu hòn đảo?

Theo các tài liệu, pháo đài Sigiriya được xây dựng dưới thời vua Kashyapa I - người trị vì xứ Sinhalese từ năm 477 - 495. Ảnh: Sri Lanka Holidays.

Kashyapa I đã chọn một ngọn núi cao, tại vùng đất hẻo lánh rất khó tiếp cận từ mọi hướng, xây dựng cung điện nguy nga mang hình dáng của một con sư tử. Vua Kashyapa I hy vọng Sigiriya sẽ trở thành pháo đài bất khả xâm phạm. Ảnh: saltinourhair.

Sau khi vua Kashyapa I qua đời, những cuộc tranh giành quyền lực và cuộc xâm lược của người Ấn Độ khiến "tảng đá của sư tử" dần trở nên hoang phế. Ảnh: saltinourhair.

Sigiriya trở thành cố đô rồi sau trở thành phế tích. Nơi đây từng trở thành một tu viện Phật giáo trước khi bị bỏ hoang từ thế kỷ 14. Ảnh: saltinourhair.

Đến thế kỷ 19, pháo đài Sigiriya được sĩ quan người Scotland Jonathan Forbes và nhà khảo cổ học người Anh Ceylon Bell phát hiện sau nhiều thế kỷ bị lãng quên. Ảnh: Travel Map Sri Lanka.

Khi ghé thăm "tảng đá của sư tử", du khách có thể ngắm nhìn các thành lũy, hào, khu vườn, đền đài, cung điện hoàng gia, các bức bích họa... cùng nhiều tác phẩm văn xuôi, bài thơ được viết bằng tiếng Sinhala, tiếng Phạn (Sanskrit) và tiếng Tamil. Ảnh: 123rf.

Xem thêm: Ngày 7/10 diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Mời độc giả xem video: Bí ẩn tảng đá nghìn năm tuổi bị xẻ đôi như được cắt bằng laser.

Tâm Anh (theo Ceylonexpeditions)