Sôi nổi trình diễn Nghi lễ và trò chơi kéo co

Thực hiện nghi lễ dâng hương để bắt đầu trình diễn kéo co.

Năm 2015, Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Campuchia, Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam được tổ chức UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Việt Nam có 4 địa phương, gồm Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hà Nội có di sản được ghi danh.

Đại diện đội kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ (Thạch Bàn, Long Biên) thực hiện nghi lễ tế trước khi thi đấu.

Xem thêm: Dấu ấn lịch sử của Châu bản triều Nguyễn

Đây là lần đầu tiên 8 cộng đồng thực hành Nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam và Hàn Quốc hội tụ tại Hà Nội để cùng nhau chia sẻ và trình diễn, giới thiệu di sản của cộng đồng mình.

Các cộng đồng kéo co của Việt Nam tham gia gồm: Kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ (quận Long Biên, Hà Nội); Kéo mỏ ở thôn Xuân Lai (huyện Sóc Sơn, Hà Nội); kéo mỏ ở thôn Ngải Khê (huyện Phú Xuyên, Hà Nội); kéo co ở thôn Hữu Chấp (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh); kéo song ở thị trấn Hương Canh (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc); kéo co ở thôn Hòa Loan (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) và kéo co của cộng đồng người Tày (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).

Xem thêm: Chồng hay ra khỏi nhà vào buổi tối, vợ âm thầm bám theo rồi bật khóc với cảnh tượng trước mắt

Một số ảnh trình diễn giao lưu kéo co của các cộng đồng kéo co Việt Nam và Hội Kéo co Gijisi (Hàn Quốc):