Số ca mắc viêm não Nhật Bản tăng

Con chị Trần Thị Lựu được nhập viện trong tình trạng sốt cao, suy giảm ý thức buộc phải đặt nội khí quản thở máy. Kết quả xét nghiệm cho thấy, bé dương tính với virus viêm não Nhật Bản dù bé đã được tiêm ba mũi vaccine phòng viêm não Nhật Bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

"Em có tiêm phòng cho cháu theo tiêm chủng mở rộng ở xã. Em nghĩ tiêm ba mũi là đủ rồi, không nghĩ phải tiêm nhắc lại, lên đây các bác bảo thì em mới biết". - Chị Trần Thị Lựu - xã Chí Tân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên chia sẻ.

Từ đầu năm đến nay, đã có 22 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản nhập viện tại đây. Tỷ lệ trẻ chưa đến tuổi tiêm vaccine mắc rất ít, chủ yếu là trẻ lớn từ 5-10 tuổi. Đây là điểm khác biệt so với những năm trước, khi độ tuổi mắc viêm não Nhật Bản đang dịch chuyển dần. Mặc dù tỷ lệ tử vong giảm khá tốt nhưng 95% trẻ bị mắc có di chứng sau khi ra viện.

Xem thêm: Triệu Lệ Dĩnh và Phùng Thiệu Phong tuyên bố làm bạn dù trải qua cuộc ly hôn tranh cãi

Mặc dù tỷ lệ tử vong do mắc viêm não Nhật Bản giảm khá tốt nhưng 95% trẻ bị mắc có di chứng sau khi ra viện.

TS Đỗ Thiện Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Trước đây, người mắc chủ yếu là trẻ nhỏ từ 1-2 tuổi. Chương trình TCMNR thực hiện khá tốt, sau đó trẻ được bảo vệ khoảng 5 năm. Tuy nhiên vẫn cần xem xét tiêm nhắc lại cho trẻ..."

Viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề, thường gặp là di chứng thần kinh. Đây là căn bệnh nguy hiểm, cũng là căn nguyên hàng đầu gây viêm não virus ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

Những lưu ý khi tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản.

Xem thêm: Tu tập tâm từ ma quỷ không hại được

Virus viêm não Nhật Bản lây truyền qua muỗi đốt. Vật chủ chính của virus là động vật (chim, lợn). Vaccine vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng trên cả nước từ năm 2014.

Tuy nhiên, vaccine viêm não Nhật Bản tiêm cho trẻ lúc 12 tháng tuổi, sau khi tiêm đủ ba mũi cơ bản, một năm sau nhắc lại mũi tiếp theo. 3 - 5 năm sẽ tiêm nhắc lại một lần theo khuyến cáo đến năm 16 tuổi.