Rùng mình đặc sản làm từ phân non động vật thách thức thực khách

Nậm pịa là một món ăn truyền thống của người Thái ở vùng cao Tây Bắc. “Nậm” trong tiếng Thái có nghĩa là “canh”, “pịa” là phần chất dịch sền sệt trong ruột non của các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê hay còn gọi là phân non. Chính vì nguyên liệu đặc biệt này mà nậm pịa trở thành một món ăn gây tò mò. Ảnh: Saostar

Để có được một bát đặc sản nậm pịa thơm ngon, người ta phải trải qua một quá trình chế biến vô cùng kỳ công. Ảnh: Saostar

Phần pịa được lấy ra ngay khi bộ lòng được mang ra khỏi bụng con vật và được bảo quản cẩn thận. Sau đó, pịa được trộn cùng với các loại gia vị như mắc khén, ớt, tỏi, rau thơm... và các loại nội tạng khác như lòng, gan, phèo. Tất cả được hầm nhừ trong nhiều giờ để tạo nên một hương vị đặc trưng. Ảnh: Saostar

Xem thêm: Loại cá xưa ít ai ăn, giờ thành đặc sản được ưa chuộng vì ngon và bổ, 170.000 đồng/kg

Vị của nậm pịa rất khó tả, nó là sự kết hợp giữa vị béo ngậy của pịa, vị cay nồng của mắc khén và các loại gia vị khác. Ảnh: Saostar

Xem thêm: Hà Nội sẵn sàng cho 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình'

Nhiều người cho rằng nậm pịa có mùi hơi tanh nhưng lại có một sức hấp dẫn kỳ lạ. Khi thưởng thức nậm pịa, du khách sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của nhiều hương vị khác nhau, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Ảnh: Saostar

Quan niệm của người dân tộc Thái, chất dịch trong ruột non chính là phần tinh túy, ngon nhất khi thức ăn được chuyển hóa và chuẩn bị ngấm qua mạch máu nuôi dưỡng cơ thể. Ảnh: Mia.vn

Nậm pịa còn được xem là món ăn Tây Bắc bổ dưỡng của đồng bào người Thái. Ảnh: Mia.vn

Nậm pịa là món ăn Tây Bắc không phải lúc nào cũng có. Người Thái thường chỉ làm nậm pịa trong các dịp đám đình, lễ hội hay dùng để tiếp khách quý. Ảnh: Báo Công thương

Món nậm pịa rất ngon và có nhiều công dụng. Trong đó, một trong những công dụng đặc biệt của nó là giải rượu rất tốt. Ảnh: Báo Công thương

Xem video: Khóc thét với những món ăn được tạo hình vô cùng “độc lạ”

Ngọc Mai (Tổng hợp)