Nhuộm vải - nét đẹp của người Sán Chay ở Khuân U

Nhằm có được sản phẩm chất lượng, người Sán Chay ở Khuân U chuẩn bị kỹ càng vải trước khi nhuộm. Vải trắng sau khi dệt hoặc mua về được giặt sạch, phơi khô. Trong ảnh: Bà Trần Thị Án, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sán Chay xóm Khuân U – người luôn tâm huyết với việc bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc, chuẩn bị vải trước khi nhuộm.

Người Sán Chay ở Khuân U thường dùng củ nâu để nhuộm vải tạo màu nâu, lá chàm mèo tạo màu xanh than và cây núc nác tạo màu vàng.

Xem thêm: Ngắm tranh nude của cố họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ

Củ nâu được đào trong rừng hoặc vườn, đồi quanh nhà… (Trong ảnh: Ông Hoàng Văn Bình, xóm Khuân U, xã Na Mao, đi tìm, đào củ nâu về để nhuộm vải). … sau đó được gọt vỏ, rửa sạch, thái mỏng. Tiếp đó, củ nâu đã thái mỏng được đưa vào cối đá giã nhỏ. Giã càng nhuyễn thì càng tận dụng được tối đa tác dụng của củ nâu. Bột củ nâu đã giã nhuyễn được cho thêm nước vôi trong, nước giếng, khuấy đều, tạo thành hỗn hợp sệt. Hỗn hợp nước vôi trong và củ nâu được lọc bằng vải. Quy trình giã và lọc được lặp lại ít nhất 3 đến 5 lần để cho hiệu quả cao nhất. Vải trắng được nhuộm trong nước củ nâu. Để được màu ưng ý, người Sán Chay Khuân U phải lặp đi lặp lại quy trình (giã nhuyễn, hòa nước vôi trong, vắt, lọc và ngâm vải) trong khoảng 3-5 lần. Sau nhuộm, vải được phơi tại nơi nhiều ánh nắng, thoáng gió. Quy trình nhuộn từ cây chàm mèo công phu hơn. Chàm được cắt về, rửa sạch, cắt thành từng khúc, giã trong cối đá rồi ngâm ở thùng gỗ với nước trong 3 ngày. Thứ nước đó được hòa với nước vôi theo tỷ lệ quy định, sau đó khuấy đều, để 30 phút để tách cao chàm lắng phía dưới. Tiếp đó, cao chàm được trộn với hỗn hợp nước tro bếp, vôi và rượu, ủ lên men khoảng 4-5 ngày. Nước chàm sẽ chuyển sang màu xanh lá cây, rồi đậm dần, bọt chuyển thành màu tím. Khi màu nước chàm mèo đạt yêu cầu, quá trình nhuộm sẽ bắt đầu. việc nhuộm được lặp đi lặp lại khoảng 20 phút/lần. Sau khi nhuộm, vải sẽ được kiềm màu bằng cách ngâm nước giấm qua đêm hoặc luộc với tro bếp. Vải sau đó được vớt lên đem phơi nắng. Diện tích tiếp xúc với nắng càng rộng thì tấm vải lên màu càng đẹp. Từ những tấm vải đã nhuộm, người Sán Chay Khuân U tạo nên những bộ trang phục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Xem thêm: Công bố tài liệu phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh