Ngôn ngữ Việt thấm đẫm tâm hồn và tính cách dân tộc

Bộ sách Tiếng Việt giàu đẹp.

Dân tộc ta có rất nhiều ca dao tục ngữ nói lên truyền thống đoàn kết, tinh thần sẻ chia, đùm bọc như: “thương người như thể thương thân”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát”, “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… Tiếng Việt thông qua những câu trên đã nói lên được phẩm tính tốt đẹp và truyền tải được nét văn hóa của dân tộc mình.

Nhận định về điều trên, nhà văn Lê Minh Quốc cho biết: “Các vốn từ trong câu ca dao, tục ngữ này cho thấy, ông bà mình đã vận dụng từ hình ảnh, sự vật, sự việc hết sức gần gũi, thân thương, có tình phổ biến đã đạt đến tầm khái quát. Dù các câu ấy xuất hiện từ thời nào, lúc nào nhưng vẫn còn có giá trị theo năm tháng, qua đó, đã cho thấy được cốt lõi văn hóa ngàn đời của người Việt”.

Xem thêm: Nhà văn Lê Minh Quốc: Bản sắc, linh hồn tiếng Việt là lắt léo, lịch lãm, uyển chuyển tài tình

Ông Lê Minh Quốc phân tích tiếp: “Chính vì không hiểu nghĩa khí, tinh thần “đồng bào” của người Việt nên giặc ngoại xâm đều chuốc lấy thảm bại khi xâm lược nước Nam ta là thế. Và, ngay cả thiên tai hỏa hoạn dù tàn khốc đến đâu cũng không thể đè bẹp được ý chí sinh tồn của người Việt là thế.

Xem thêm: Bài 1: Quan hệ cộng sinh đặc biệt

Dù thế nào người Việt cũng không sợ hãi, không đầu hàng: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”; vẫn tin tưởng về phía tương lai: “Chớ than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”. Sở dĩ có niềm tin mãnh liệt, vì mỗi một chúng ta không là cá thể đơn lẻ, mà là một thành viên gắn kết trong cả nước đã có chung nguồn cội máu mủ, ruột thịt qua hai từ bình dị mà thiêng liêng: “đồng bào”.

T.N