Món 'sushi lên men' bốc mùi khó tả gây tò mò ở Nhật Bản

Món "sushi lên men" bốc mùi của Nhật Bản có tên Funazushi, đây là món ăn truyền thống của tỉnh Shiga. Ảnh: Dân Việt

Được xem như "ông tổ" của sushi hiện đại, đặc sản Funazushi có lịch sử lâu đời và gắn liền với văn hóa địa phương. Ảnh: Dân Việt

Nguyên liệu chính của món ăn này là cá chép vàng hoặc cá diếc, cá thu, cá ngừ, được ướp muối và lên men cùng với cơm đã lên men trong 3 năm. Ảnh: Dân Việt

Xem thêm: 'Ngày trở về' tuyên truyền phòng, chống ma túy trong phạm nhân

Đặc sản Nhật Bản này rất nặng mùi, có mùi thum thủm, hăng hắc khiến người lần đầu tiên nếm thử sẽ liên tưởng đến mùi “nước tiểu”. Đây là một món ăn không dành cho người yếu tim. Ảnh: Dân Việt

Xem thêm: Vở cải lương 'Mặt trời đêm thế kỷ' ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Quá trình chế biến Funazushi khá phức tạp và tốn thời gian. Thành phần chính của món ăn này gồm có cá tươi, muối biển và gạo được lên men. Cá tươi được đánh bắt ở hồ nước ngọt tự nhiên Biwa rộng lớn, sản lượng đánh bắt cá nơi đây hàng năm rất lớn. Ảnh: Dân Việt

Sau khi đánh bắt, người ta loại bỏ nội tạng của cá, chỉ để lại vây, mang cá và trứng cá. Riêng dạ dày của cá được rửa sạch, ướp muối biển và nhét lại vào trong bụng con cá. Sơ chế xong, những con cá sẽ được xếp gọn gàng vào một thùng gỗ, cứ mỗi lớp cá sẽ rải lên một lớp muối và sau đó nén chặt cá bằng các hòn đá lớn để bảo quản cá được tốt hơn. Ảnh: Dân Việt

Sau một năm, những con cá đã ướp muối được lấy ra, rửa thật sạch muối và sấy thật khô. Sau đó chúng được nhồi kỹ với cơm nấu chín đã lên men trước đó và ủ kỹ từ 2-3 năm để thịt cá rữa và mềm ra. Ảnh: Dân Việt

Để thưởng thức món ăn này, thực khách phải chờ đợi tương đối lâu, từ 3 - 4 năm. Cách ăn món Funazushi cũng giống như ăn sushi như thái mỏng ra và ăn với gừng hồng, nước tương. Ảnh: Dân Việt

Trong quá trình lên men, các vi sinh vật sẽ phân hủy protein trong cá và tạo ra các hợp chất có mùi đặc trưng. Chính vì vậy, Funazushi có mùi khá mạnh và không phải ai cũng dễ dàng ăn được. Ảnh: Dân Việt

Đối với những người đã từng thưởng thức, Funazushi lại mang đến một hương vị rất riêng biệt, kết hợp giữa vị chua, mặn, béo và một chút hương thơm của gạo lên men. Ảnh: Dân Việt

Ngọc Mai (Tổng hợp)