Loại cá xưa ít ai ăn, giờ phơi khô thành đặc sản được mua rần rần, 400.000 đồng/kg

Miền Tây Nam Bộ, vùng đất trù phú được "mẹ thiên nhiên" ưu ái với khí hậu ôn hòa và nguồn cá dồi dào quanh năm.

Nơi đây, người dân sống nhờ vào sông nước, với nghề đánh bắt và chế biến cá, trong đó đặc biệt là cá sặc rằn, loài cá đồng quen thuộc từng bị lãng quên nay lại trở thành món đặc sản nổi tiếng khắp vùng.

Cá sặc rằn, loài cá đồng quen thuộc với ẩm thực miền Tây.

Xem thêm: Ninh Thuận điều chỉnh thời gian tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI

Cá sặc rằn, hay còn được gọi là cá bổi, cá lò tho, là loài cá sống chủ yếu ở vùng nước ngọt và nước lợ, tập trung nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Kiên Giang, Tiền Giang, và Cà Mau.

Cá sặc rằn có thịt thơm, hơi dai và vị ngọt tự nhiên, thường được người dân miền Tây bắt về chế biến thành món ăn gia đình quen thuộc như kho tiêu, nấu canh chua hoặc đặc biệt là làm khô để dùng quanh năm.

Cá sặc rằn có thịt thơm, hơi dai và vị ngọt tự nhiên.

Trước kia, cá sặc rằn bơi thành đàn, dễ dàng bắt được nhờ các dụng cụ đơn giản như chài lưới. Tuy nhiên, loài cá này khi ấy ít được chú ý vì quá phổ biến, chủ yếu chỉ được người dân địa phương đánh bắt để ăn trong gia đình.

Ngày nay, cá sặc rằn khi được phơi khô trở thành món đặc sản được ưa chuộng, giá trị kinh tế cao, có thể bán với giá lên tới 400.000 đồng/kg.

Cá sặc rằn khi được phơi khô trở thành món đặc sản được ưa chuộng, giá trị kinh tế cao.

Để tạo ra khô cá sặc rằn đạt chuẩn, quy trình làm khô đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Người dân phải lựa chọn những con cá tươi, kích cỡ vừa phải, sau đó tiến hành sơ chế và phơi dưới cái nắng tốt nhất, khoảng 37-39 độ C.

Nếu thời tiết không thuận lợi, họ thay thế bằng lò sấy nhiệt ở nhiệt độ 50-60 độ C, đảm bảo khô cá không bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn hay thời tiết xấu. 8kg cá tươi có thể cho ra 1kg khô cá thành phẩm, tạo nên một sản phẩm không chỉ thơm ngon mà còn giàu giá trị kinh tế.

8kg cá tươi có thể cho ra 1kg khô cá thành phẩm.

Nhờ sức hấp dẫn độc đáo, khô cá sặc rằn không chỉ là món ăn quen thuộc của người dân Miền Tây mà còn là món đặc sản yêu thích của thực khách từ khắp nơi.

Khô cá sặc có thể được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như gỏi xoài khô cá sặc, khô cá sặc chiên mắm, khô cá sặc xào chua ngọt và khô cá sặc trộn măng tươi, mỗi món đều mang hương vị đậm đà, khiến người ăn khó cưỡng.

Nhờ giá trị kinh tế cao, trong những năm gần đây, nhiều người dân miền Tây đã mở rộng mô hình nuôi cá sặc rằn tại ao nhà, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn góp phần nâng cao đời sống.

Nhờ giá trị kinh tế cao, trong những năm gần đây, nhiều người dân miền Tây đã mở rộng mô hình nuôi cá sặc rằn tại ao nhà.

Xem thêm: VHNT góp phần nâng cao vị thế quốc gia

Cá sặc rằn – từ loài cá đồng giản dị, nay đã trở thành đặc sản quý của vùng đất Miền Tây, gợi nhớ về những bữa cơm gia đình thân thương và là món quà không thể thiếu của người con xa quê mỗi khi nhắc về quê hương sông nước.

Thiên Di