Lễ hội Gầu Tào đậm đà bản sắc dân tộc của người Mông ở Hòa Bình

Nhắc đến tỉnh Hòa Bình, chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến Hồ Thủy điện Hòa Bình, bản Lác, thác Mu, đèo Đá Trắng, cam Cao Phong,... Tuy nhiên, không chỉ nổi bật với các điểm du lịch thiên nhiên tuyệt đẹp như Bản Lác, Thác Mu , Đèo Đá Trắng... kể trên mà Hòa Bình còn sở hữu nhiều lễ hội văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, ấn tượng nhất phải kể đến Gầu Tào, lễ hội văn hóa tiêu biểu của người dân tộc Mông ở nơi đây. Gầu Tào theo ngôn ngữ của dân tộc Mông là chơi núi mùa xuân, mang ý nghĩa núi thiêng, cầu thiêng.

Lễ hội Gầu Tào là hoạt động văn hóa, thể hiện tín ngưỡng của người dân tộc Mông và thường được tổ chức mỗi dịp xuân sang.

Lễ hội Gầu Tào là hoạt động văn hóa, thể hiện tín ngưỡng của người dân tộc Mông và thường được tổ chức mỗi dịp xuân sang. Cụ thể là từ mùng 1 Tết đến ngày 15 tháng Giêng. Nếu mỗi năm tổ chức một lần thì lễ hội sẽ kéo dài 3 ngày liên tiếp. Trong trường hợp 3 năm mới tổ chức một lần thì thời gian diễn ra lễ hội sẽ là 9 ngày.

Xem thêm: Về cố đô Huế, chiêm ngưỡng 2 Bảo vật Quốc gia ở chùa Thiên Mụ

Đây cũng là lúc những bông hoa rừng rực rỡ khoe sắc thắm và những người con xa xứ quay về bản làng để vui chơi, tụ họp cùng người thân trước khi bước vào vụ mùa mới trong năm.

Lễ hội Gầu Tào được dân tộc Mông tổ chức đều đặn hàng năm để cảm tạ trời đất, thần linh đã ban sức khỏe và sự thịnh vượng. Ngoài ra, họ cầu cho năm mới mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng để bản làng ấm no, hạnh phúc.

Từ lâu, cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, người Mông thường dựng cây nêu và coi đây là biểu tượng thiêng liêng, tránh những xui xẻo, mang lại may mắn cho năm mới.

Trong lễ hội một cây nêu được dựng trên bãi đất rộng, bằng phẳng, thể hiện sự vững chãi, tâm điểm của trời đất. Cây nêu trong Lễ hội Gầu Tào mang biểu tượng cây thiêng nối trời với đất.

Từ lâu, cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, người Mông thường dựng cây nêu và coi đây là biểu tượng thiêng liêng, tránh những xui xẻo, mang lại may mắn cho năm mới. Khi dựng xong cây Nêu, thầy cúng làm lễ cúng. Ở phần lễ các thầy chủ lễ tế thắp hương và cúng xung quanh cây nêu cầu xin thần linh phù hộ cho năm mới mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu chúc cho mọi người, mọi nhà yên vui, khỏe mạnh, ăn nên làm ra, trồng trọt, chăn nuôi được.

Chị Phạm Thị Khánh Linh, Đà Bắc, Hòa Bình chia sẻ: “Tôi may mắn là người ở đây nên dù không phải người dân tộc Mông thì cũng vẫn có cơ hội được xem và trải nghiệm lễ hội Gầu Tào. Cứ mỗi dịp đến lễ này thì bà con dân bản lại nô nức chuẩn bị, không khí tấp nập, vui tươi, ai nấy đều xúng xính quần áo mới, rực rỡ sắc màu, cầu phúc cho gia đình, mùa màng bội thu”.

Bước vào phần lễ, người trụ trì sẽ chuẩn bị một mâm cúng lớn. Trên đó có chiếc đầu lợn và đôi gà trống mái đã được luộc chín, sắp xung quanh là bát cơm, quả trứng, đĩa xôi.

Xem thêm: Phía sau những gánh hàng rong - kỳ cuối: Mai này còn, mất…

Tùy vào từng khu vực mà người dân tộc Mông sẽ chọn một khu đất đồi bằng phẳng có diện tích lớn để tiến hành làm địa điểm tổ chức lễ hội. Tại Hòa Bình, Lễ hội Gầu Tào 2023 diễn ra tại sân vận động xã Pà Cò - điểm giao lưu văn hóa quen thuộc của người dân khu vực.

Trước khi bắt đầu Lễ hội Gầu Tào, người trụ trì sẽ cắm một cây nêu (hoặc cây trúc, cây mai) ngay tại vị trí trung tâm của khu đất, sau đó dán giấy đỏ hoặc vàng lên thân cây rồi cắt hình nhân treo trên ngọn.

Bước vào phần lễ, người trụ trì sẽ chuẩn bị một mâm cúng lớn. Trên đó có chiếc đầu lợn và đôi gà trống mái đã được luộc chín, sắp xung quanh là bát cơm, quả trứng, đĩa xôi… Mâm cúng còn có thêm bó lúa, bắp ngô và hương để làm lễ cảm tạ thần linh, trời đất.

Sau khi thủ tục cúng bái được hoàn tất, tất cả bà con trong bản sẽ tập trung đông đủ lại để cùng ăn uống và chúc tụng nhau. Phần hội lúc này cũng chính thức bắt đầu.

Lễ hội Gầu Tào không chỉ tạo ra sân chơi lành mạnh, tăng cường tình đoàn kết, gần gũi cho bà con trong dịp cuối năm mà còn là điểm đến hấp dẫn khách du lịch tham quan, khám phá, tìm hiểu những nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Mông.

Bởi vì là lễ hội của người Mông nên phần hội có đủ các trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc này như đánh yến, chọi chim, đấu võ, đua ngựa, thi hát đối giao duyên…

Không khí sẽ trở nên nhộn nhịp và cao trào nhất khi những chàng trai người Mông vừa trổ tài múa khèn vừa làm các động tác như lộn quay tròn, nhảy lên cọc, trồng chuối và đặc biệt là chống đầu lên đòn gánh bắc ngang chảo thắng cố đang sôi sùng sục.

Không thể không kể đến màn thi hát đáp, hát ống của các cặp nam - nữ. Họ sẽ hát đối đáp qua lại cho đến khi có người thua. Phần thưởng dành cho người thắng thường là một cây sáo, cây khèn hoặc chiếc đàn môi. Đây cũng được cho là hoạt động kết duyên của người Mông trong bản, thu hút nhiều người tham gia nhất trong lễ hội Gầu Tào.

Ông Khà A Páo, người dân tộc Mông ở xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình cho biết: “Tết đến, người Mông chúng tôi còn có phong tục giã bánh dày. Đàn ông trong nhà sẽ dậy sớm, làm hết mọi việc, giữ truyền thống trong cả năm, làm trụ cột gia đình. Lễ hội Gầu Tào thì nam nữ thanh niên sẽ được giao lưu, kết đôi thông qua thi hát. Nhiều người thương nhau, lấy nhau qua hội thi này”.

Lễ hội Gầu Tào thì nam nữ thanh niên sẽ được giao lưu, kết đôi thông qua thi hát.

“Lần đầu được thấy và tham gia trực tiếp lễ hội Gầu Tào, tôi rất hào hứng và mong chờ. Bởi quê thì không có lễ hội này. Không khí rất vui tươi, người Mông mặc quần áo nhiều màu sắc sặc sỡ. Có nhiều hoạt động để tham gia thử vui chơi trong lễ hội này”, bà Trần Thị Tươi, du khách đến từ TP. Hưng Yên chia sẻ.

Lễ hội Gầu Tào không chỉ tạo ra sân chơi lành mạnh, tăng cường tình đoàn kết, gần gũi cho bà con trong dịp cuối năm mà còn là điểm đến hấp dẫn khách du lịch tham quan, khám phá, tìm hiểu những nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Qua đó, góp phần quảng bá hình ảnh đất và người vùng cao, thúc đẩy phát triển du lịch, góp phần xóa nghèo, nâng cao đời sống đồng bào Mông.

Thanh Hoài