Khuyết điểm lớn của tiêm kích thế hệ năm Su-57, J-20 và F-35 được hé lộ

Mỗi cường quốc quân sự hàng đầu thế giới đều có tiêm kích thế hệ năm nội địa, nhưng hóa ra cả 3 nước - Nga, Trung Quốc và Mỹ vẫn chưa thể giải quyết triệt để mọi vấn đề của chúng.

"Cả ba máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm chủ lực của họ gồm Su-57, F-35 và J-20 đều có vấn đề", ấn phẩm Business Insider (BI) của Mỹ đưa ra nhận định và tiến hành phân tích những thiếu sót của những tiêm kích nói trên.

Như tờ BI đã nêu, tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga theo tuyên bố đã được sử dụng trong một số cuộc không kích, nhưng việc sử dụng rộng rãi nó trong chiến trường Ukraine chưa thể diễn ra.

Xem thêm: Người dân lúng túng đi nhầm chiều trong ngày đầu thí điểm phân làn nút giao Ngã Tư Sở

"Người Nga không tin tưởng vào khả năng tàng hình của máy bay, họ lo ngại nó sẽ bị bắn rơi, dẫn tới việc sử dụng trên quy mô rất hạn chế", ấn phẩm chuyên ngành của Mỹ giải thích.

Cần lưu ý rằng cho đến khi máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm của Nga được trang bị động cơ Izdeliye 30 có tín hiệu nhiệt thấp, nó sẽ không được được sử dụng thường xuyên ở tiền tuyến.

Các vấn đề liên quan tới động cơ cũng ảnh hưởng tới chiếc tiêm kích tàng hình Chengdu J-20 của Trung Quốc. Ban đầu nó được trang bị động cơ cũ của Trung Quốc và Nga, cho đến khi WS-15 được tạo ra.

Xem thêm: Nghiên cứu khoa học chỉ ra: Hơn 60% cha mẹ từng làm 1 hành động gây tổn thương não bộ của con, thậm chí sụt giảm IQ

Động cơ WS-15 cho phép J-20 bay với tốc độ siêu âm mà không cần sử dụng tới bộ đốt sau. Tuy nhiên độ tin cậy của "trái tim" mới còn rất nhiều nghi vấn, đặc biệt là khi nó hao mòn rất nhanh.

"Nga và Trung Quốc vẫn là những nước tương đối ít kinh nghiệm trong việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Nhưng ngay cả Mỹ, nước đã có F-35 từ năm 2005, cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề", tờ BI nói thêm.

Như đã chỉ ra, chương trình rất tốn kém này đã gặp trở ngại bởi các vấn đề về bảo trì, bên cạnh đó tính bền vững của đội bay thường ảnh hưởng và tiếp tục gây lo ngại đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của máy bay.

Ví dụ vào năm nay, chiếc máy bay chiến đấu tàng hình xương sống của Không quân Mỹ chỉ có thể bay được hơn một nửa thời gian quy định do gặp nhiều vấn đề khác nhau cần giải quyết.

Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ sau khi đánh giá cho rằng thời gian ngừng hoạt động của F-35 là do thiếu thiết bị hỗ trợ và phụ tùng thay thế, bởi chương trình tập trung vào sản xuất phương tiện mới.

Các chuyên gia cũng cho rằng máy bay chiến đấu đang bị lạm dụng quá mức, gây hao mòn động cơ và rút ngắn tuổi thọ của f-35. Do vậy dự báo các vấn đề khác sẽ phát sinh, chẳng hạn như với hệ thống làm mát.

Hiện tại Không quân Mỹ đang dự định tiến thẳng lên sử dụng tiêm kích thế hệ thứ sáu thay vì tập trung giải quyết triệt để những vấn đề đang gây cản trở phi đội chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của họ.

Điều này dẫn tới nhận định tiêm kích thế hệ thứ năm chỉ đóng vai trò như một phương tiện "quá độ", bởi chúng còn tồn tại nhiều thiếu sót trong khái niệm, khó lòng khắc phục một cách hoàn toàn, kể cả trong tương lai.