Hôn nhân đời thực bên vợ trẻ đẹp của nam NSND chèo mang quân hàm Đại tá

NSND Tự Long sinh năm 1973 trong một gia đình có truyền thống làm nghệ thuật ở Bắc Ninh. Trước khi tìm ra đam mê và theo học ở khoa Chèo - Đại học Sân khấu Điện ảnh, Tự Long học Trường Trung cấp Xây dựng Bắc Ninh, khoa Mộc dân dụng. Năm 1998, anh tốt nghiệp. Chỉ một năm sau đó, anh về công tác tại Đoàn chèo Tổng cục Hậu cần.

Vì cha mẹ đều là nghệ sĩ chèo nên anh sớm thừa hưởng gen nghệ thuật của gia đình. Sau này, NSND Tự Long trở thành nghệ sĩ chèo tài năng. Anh nhận được rất nhiều huy chương vàng, huy chương bạc tại các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp.

Không chỉ xuất sắc trên sân khấu chèo, NSND Tự Long còn nổi tiếng ở mảng hài kịch. Anh là một trong những ngôi sao ăn khách nhất của làng hài phía Bắc. Những vai diễn của NSND Tự Long trong: Gặp nhau cuối tuần, Táo quân, Ơn giời, cậu đây rồi... đều ghi được dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả.

Xem thêm: Bản tin tối 23-07: Bị cáo Trịnh Văn Quyết nói không định lừa đảo; 2 tai nạn trên cùng tuyến đường trong 1 đêm, 7 người thương vong

Bằng sự cống hiến đó, nam nghệ sĩ đã được nhà nước phong tặng danh hiệu NSND cao quý ở tuổi 42 và hiện là Phó giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội, mang quân hàm Đại tá.

Bên cạnh sự nghiệp rực rỡ, ngày càng thăng tiến, NSND Tự Long còn gây ngưỡng mộ vì cuộc sống gia đình hạnh phúc, viên mãn. Sau cuộc hôn nhân đầu dang dở, anh lên xe hoa với Trần Minh Nguyệt - giảng viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Cả hai đã có hai bé gái đáng yêu, giống bố như đúc.

Cách đây ít năm, NSND Tự Long hạnh phúc đón quý tử chào đời và nhận được sự chúc mừng của đông đảo người hâm mộ.

Trong cuộc sống hàng ngày, NSND Tự Long là người chồng, người cha mẫu mực. Chính vì thế nên, cuộc sống hôn nhân của anh luôn bình yên, ấm áp.

Xem thêm: Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Đắk Nông thảo luận nhiều nội dung quan trọng

Ngoài yêu vợ thương con, NSND Tự Long còn được xem là người có cách dạy con tốt. Chia sẻ về điều này, anh cho biết: "Tôi sẽ dạy con như bố mẹ đã dạy mình, theo cái cách mà người ta vẫn gọi chung là "đất lề quê thói", "giấy rách phải giữ lấy lề". Đó là những điều cơ bản mà tôi hướng cho con mình, bởi với những trải nghiệm trong cuộc đời, tôi nghiệm ra những gì ông bà mình đã răn dạy không bao giờ sai và thừa cả”.

Đỗ Quyên (th)