Hàng ngàn con cò trắng bay rợp lòng hồ Kẻ Gỗ

Cò trắng bay dập dìu, chao lượn ở lòng hồ Kẻ Gỗ

Clip: Cò trắng bay dập dìu, chao lượn ở lòng hồ Kẻ Gỗ

Theo người dân địa phương, hàng năm, cứ đến mùa mưa bão, biển động mạnh, từng đàn cò trắng tự nhiên với số lượng ước tính lên đến hàng chục, thậm chí là hàng trăm ngàn con di cư về lòng hồ Kẻ Gỗ để trú ngụ. Đàn cò lúc đậu, lúc bay chao lượn, dập dìu rợp cả một khu vực rộng lớn càng tạo nên vẻ đẹp yên bình, thích thú. Khi thời tiết gió nhẹ, biển lặng, hết mùa mưa bão thì đàn cò trắng lại bay về phía biển. Đặc biệt, dù đàn cò trắng bay về đây trú ngụ rất đông nhưng người dân địa phương rất có ý thức trong việc bảo vệ, bảo tồn.

Xem thêm: Chùm ảnh: Dàn WAGs so kè nóng bỏng của Man City và Arsenal

Tại huyện Cẩm Xuyên, chính quyền các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thường xuyên chỉ đạo, triển khai tốt công tác tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức về bảo vệ các loài chim tự nhiên di cư trên địa bàn. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý, nghiêm cấm các hành vi săn bắt, bẫy, bắn, mua bán các loài động vật hoang dã trái phép, trong đó có các loài chim tự nhiên di cư… Do đó, từ nhiều năm nay, các đàn chim tự nhiên di cư về địa bàn huyện Cẩm Xuyên rất nhiều, đặc biệt là tại khu vực lòng hồ Kẻ Gỗ và các vùng lân cận.

Cò trắng bay dập dìu, chao lượn tạo nên phong cảnh hữu tình cho lòng hồ Kẻ Gỗ

Xem thêm: Điểm danh các 'chiêu lừa' tiền ảo

Hồ Kẻ Gỗ cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) khoảng 20km về phía Tây - Nam. Hồ được xây dựng trên lưu vực sông Rào Cái, rộng gần 2.800ha, dài hơn 30km, với dung tích chứa 345 triệu m³ nước, trải dài trên địa phận 3 huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Hương Khê. Bao quanh lòng hồ là hàng ngàn ha rừng tự nhiên và rừng trồng. Rừng ở đây có nhiều loài động vật quý hiếm có trong sách Đỏ Việt Nam, như trĩ sao, vượn đen, gà lôi hồng tía, gà lôi lam mào đen, ngan cánh trắng, gấu, tê tê, sóc bay… Đây cũng là khu hệ thực vật rất đa dạng, phong phú đặc trưng.

DƯƠNG QUANG