Gốm Chu Đậu - một văn hóa gốm Việt

Bà tổ nghề Bùi Thị Hý là người đầu tiên đưa sản phẩm gốm Chu Đậu cổ xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới. Hiện nay gốm Chu Đậu cổ đang được lưu giữ tại 46 bảo tàng danh tiếng tại 32 quốc gia trên thế giới.

Sản phẩm chờ vẽ.

Khi thắc mắc các sản phẩm gốm khá là nặng thì được giải thích: sản phẩm sứ làm từ cao lanh, chịu nhiệt cao hơn nên dễ làm mỏng hơn nhưng gốm làm từ đất sét trắng nên buộc phải làm dày bởi khả năng chịu nhiệt trong quá trình nung.

Xem thêm: Sáng mãi sự tri ân tại Nghĩa trang quốc gia Việt - Lào

Các nghệ nhân cho biết, trong làm gốm, nhất liệu, nhì nung. Nguyên liệu là đất sét trắng từ mỏ đất sét ở Chí Linh, Hải Dương. Các sản phẩm được nung ở hơn 1000 độ C với tỷ lệ thành công là 75%.

Hai họa sĩ phải làm gần 3 tháng mới vẽ xong chiếc bình này.

Mỗi sản phẩm ở đây là tác phẩm độc nhất vô nhị được tạo tác bằng tay, không thể sử dụng máy.

Lớp men rạn được gọi là thủy tinh tự nhiên, tạo bởi silic có trong vỏ trấu. Vỏ trấu được đốt thành than, ngâm trong nước tạo ra men gốm rồi phun lên sản phẩm.

Mỗi sản phẩm ở đây là tác phẩm độc nhất vô nhị được tạo tác bằng tay, không thể sử dụng máy.

Sau quá trình nung sẽ có được màu trắng ngà và lớp men rạn đặc trưng (chân chim, rạn vừng, xoáy đồng tiền…).

Lớp men này đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là dòng men thiên nhiên độc bản Việt Nam.

Men gốm Chu Đậu không hề được pha trộn thêm bất cứ chất phụ gia nào và được nung ở nhiệt độ cao (khoảng 1250-1260 độ C), nên vô cùng bền chắc với thời gian và rất an toàn khi sử dụng. Đặc biệt, trà ngâm trong sản phẩm gốm Chu Đậu rất lâu bị thiu.

Xem thêm: Hàng nghìn người về tri ân anh hùng liệt sĩ ở 'tọa độ lửa' Truông Bồn

Lớp men này đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là dòng men thiên nhiên độc bản Việt Nam.

Đến năm 2014, bằng sự nỗ lực, sáng tạo, công ty đưa ra thị trường dòng sản phẩm vẽ vàng kim cao cấp – sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa nghệ thuật sản xuất gốm Chu Đậu và men vàng nhập từ Tiệp.