Giữ gìn, phát huy Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thủy đình của phường rối nước Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh) những ngày này nhộn nhịp hơn hẳn. Các tích trò được chuẩn bị chỉn chu, nghệ nhân trên bờ cất cao tiếng hát, đàn, trống, hòa nhịp cùng phường rối nước vui mừng đón nhận quyết định và trao Giấy chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trình diễn múa rối nước Đào Thục.

Đào Thục là một ngôi làng cổ, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25 km. Văn bia đình làng Đào Thục ghi lại, nghề múa rối nước ở làng có từ thời Lê trung hưng, cách đây khoảng hơn 300 năm. Trải qua bao thăng trầm, có lúc tưởng như mai một, nghề rối nước Đào Thục với tình yêu, trách nhiệm của cộng đồng dân cư, của lớp lớp thế hệ các nghệ nhân đã gìn giữ, bảo tồn, phát huy hiệu quả, tạo thành nét đặc trưng văn hóa của quê hương Đông Anh.

Tại lễ đón nhận quyết định và trao Giấy chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trình diễn múa rối nước Đào Thục, trong niềm vui hân hoan của cộng đồng dân cư, lãnh đạo huyện Đông Anh khẳng định, đây là cơ hội lớn để rối nước Đào Thục ngày càng phát triển.

Xem thêm: Tuổi già là chốn bao xa?

Xem thêm: Chị dâu gào khóc vì hay tin chồng gặp tai nạn nhưng bỗng im bặt khi nhận ra sự lạ, lao đi tìm điện thoại và vạch trần sự thật đáng sợ

Công tác bảo tồn của làng Đào Thục tốt hơn so với các nơi là một lợi thế, kết hợp với sự quan tâm, đầu tư của các cơ quan quản lý văn hóa, chắc chắn nghệ thuật múa rối nước Đào Thục sẽ có cơ hội phát triển mạnh hơn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả ngày càng tốt hơn.