Để có nhiều tác phẩm ảnh nghệ thuật chất lượng cao

Tọa đàm thu hút sự quan tâm và ý kiến tâm huyết của các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ.

Đây là hoạt động thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11-2021 và tinh thần mà Tổng Bí thư phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; đồng thời quán triệt sâu sắc tư tưởng văn hóa, văn nghệ Hồ Chí Minh, các Nghị quyết của Đảng những năm gần đây và căn cứ vào thực trạng, thực tiễn của nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam hiện nay.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thị Thu Đông, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát biểu tại tọa đàm.

Xem thêm: Nghệ sĩ cải lương Việt Nam đầu tiên là tiến sĩ: Từng xin đi tu, 14 tuổi mê đua xe, tự nhận mình giang hồ

Phát biểu khai mạc, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thị Thu Đông, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam cho biết, tọa đàm được tổ chức với mong muốn xác định hướng đi đúng, những việc cần phải làm để nhiếp ảnh Việt Nam tiếp tục phát triển trong những yêu cầu mới của đất nước; tập trung đưa ra các giải pháp để trong thời gian tới có nhiều tác phẩm ảnh nghệ thuật chất lượng cao, đáp ứng kỳ vọng của công chúng yêu nhiếp ảnh; tháo gỡ những điểm hạn chế để thúc đẩy nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam vượt qua khỏi sự trì trệ, vươn lên phát triển với một tầm cao mới, góp phần xây dựng một nền nghệ thuật nhiếp ảnh chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và sự nghiệp chấn hưng văn hóa trong thời kỳ đổi mới.

Để có nhiều tác phẩm ảnh nghệ thuật chất lượng cao, theo nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thị Thu Đông, chính bản thân các nghệ sĩ phải tự đổi mới mình, tìm ra hướng đi mới hay hơn, đẹp hơn và có giá trị hơn. Ngoài ra, nhiếp ảnh nước ta cần khắc phục hạn chế, yếu kém trong công tác thẩm định, lý luận, phê bình...

Các nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà nghiên cứu trao đổi, nêu ý kiến tại tọa đàm.

Các ý kiến, tham luận tại tọa đàm tập trung trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để có những tác phẩm nhiếp ảnh đỉnh cao, đào tạo để nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhiếp ảnh Việt Nam, đào tạo công chúng - nhân tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng ảnh nghệ thuật…

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đức Toàn cho rằng, để có nhiều tác phẩm ảnh nghệ thuật chất lượng cao, người sáng tác cần đặt lại yếu tố con người trong tác phẩm sáng tạo của mình một cách sâu sắc, khai thác nhân tố đó, đào sâu tìm tòi sáng tạo hơn nữa để tác phẩm ảnh mang hơi thở của của cuộc sống, lấy cuộc sống con người làm trung tâm của nguồn cảm hứng sáng tạo, bằng những thủ pháp nghệ thuật, hướng ống kính đi sâu hơn vào hiện thực cuộc sống con người…

Xem thêm: Đại gia Hả Phòng cho Porsche 911 Dakar hơn 16 tỷ đi 'trượt tuyết' ở Trung Quốc

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Phong, Phó Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật (Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam) nêu những lối mòn cần tránh trong sáng tác ảnh nghệ thuật. Hiện nay, vẫn còn hiện tượng lặp mô típ cũ, ăn cắp ý tưởng, chụp lại theo tác phẩm người khác, sáng tác tập thể... và đáng nói là vẫn được người thẩm định ủng hộ, thậm chí đoạt giải thưởng. Vì vậy, còn phải tránh lối mòn trong đánh giá, thẩm định ảnh nghệ thuật; khuyến khích, cổ vũ, đánh giá cao những tìm tòi, sáng tạo mới của các nghệ sĩ, “tay máy”.

Chỉ ra những điểm mạnh của nhiếp ảnh Việt Nam là về thể loại ảnh du lịch, phong cảnh, ảnh đời thường, ảnh dàn dựng, song nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Việt Văn cũng nêu những điểm yếu là thiếu tác giả có phong cách, ảnh bộ số lượng nhiều nhưng ít bộ chất lượng cao, ít ảnh đương đại. Để khắc phục, cần thay đổi cách thức tổ chức trại sáng tác, tập huấn về ảnh; chú trọng công tác thẩm định, đánh giá chất lượng; thường xuyên tổ chức hội thảo, tọa đàm sau triển lãm ảnh hay các cuộc thi ảnh nghệ thuật...