Ðặc sản 'cơm đình'

Ðược xem là đại tiệc chay, chiêu đãi miễn phí cho hàng trăm ngàn du khách khi đến lễ giỗ cụ Nguyễn, hoạt động này được người dân đồng bằng sông Cửu Long gọi bằng cái tên thân thương là “cơm đình”. Hằng năm, trước ngày khai mạc lễ hội, các trại cơm sẽ được dựng lên tại khu vực đường Mạc Ðĩnh Chi (đoạn giáp với đình thần Nguyễn Trung Trực, tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) với sức chứa hàng ngàn khách. Nguyên liệu nấu các món ăn phục vụ bà con đều do người dân khắp nơi mang đến phụng cúng, gồm: gạo, rau củ quả, đậu hũ... Trong thời gian diễn ra lễ hội, ước tính có khoảng 5 ngàn tình nguyện viên đến phục vụ, nấu nướng. Dù là cơm chay phục vụ miễn phí nhưng thực đơn luôn được các đầu bếp thay đổi hằng ngày, các món ăn phong phú, được trình bày bắt mắt, dọn ra nóng hổi cho mỗi bàn 10 người. Du khách sau khi thắp nén hương tưởng nhớ đến vị anh hùng của dân tộc có thể ngồi bất kỳ bàn nào, ăn khi nào no thì thôi và thức ăn luôn được bổ sung liên tục.

Dù phải phục vụ hàng ngàn du khách trong những ngày lễ hội nhưng các tình nguyện viên làm việc tại đây rất vui vẻ, nhiệt tình. Cứ thế, hàng chục năm qua, các trại cơm vào mùa lễ hội luôn đỏ lửa, để lại dấu ấn đẹp và ấm lòng du khách gần xa.

Bên cạnh nấu cơm chay, các trại cơm còn có hoạt động gói bánh tét dâng cúng cụ Nguyễn.

Xem thêm: Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng ở Hướng Hóa

Ðể phục vụ hàng ngàn suất ăn, những nồi cơm “siêu khủng” luôn hoạt động hết công suất.

Các tình nguyện viên lớn tuổi được giao nhiệm vụ nhẹ nhàng là lau khô chén đũa sau khi rửa.

Những dĩa cơm ấm nóng luôn sẵn sàng phục vụ du khách khi đến với lễ hội Nguyễn Trung Trực.

Các suất ăn 100% là đồ chay.

Thưởng thức “cơm đình” miễn phí là một trải nghiệm không thể bỏ lỡ khi đến với lễ hội.

Bên cạnh phục vụ cơm, du khách còn được thưởng thức các loại nước sâm, cam ép miễn phí.

Xem thêm: Những gương mặt triển vọng của bóng chuyền Kỳ Anh

Các trại cơm thu hút đông đảo du khách mỗi dịp lễ hội.

Hữu Nghĩa thực hiện