Content có mài có sắc: 40 mẹo hay, dùng ngay!

Tác giả Cúc T.

Content có mài có sắc là quyển sách được đúc kết chủ yếu ở lĩnh vực truyền thông tiếp thị, khi tác giả từng tham gia “kể chuyện” (storytelling) cho gần 50 thương hiệu trong nước và quốc tế.

Dành cho người thích viết

Xem thêm: Festival Nghề Muối Việt Nam lần đầu tiên ở Bạc Liêu: Nâng tầm giá trị hạt muối

Là sinh viên từng tốt nghiệp thủ khoa Khoa Báo chí - truyền thông Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Cúc T. có kinh nghiệm 15 năm “sống với việc viết lách chuyên nghiệp trên cả ba lĩnh vực: báo chí, truyền thông tiếp thị và văn chương”. Quyển sách mới của Cúc T. như một cẩm nang đưa ra “40 mẹo hay” dễ hiểu và dễ áp dụng, với mỗi mẹo gồm 3 phần: tình huống sử dụng, cách thực hiện và ví dụ minh họa.

Cúc T. (đang sống và làm việc ở Hungary) tự mình chấp bút cho hàng trăm content gồm thông cáo báo chí, bài PR, kịch bản tin truyền hình, kịch bản video, bài phát biểu của những nhân vật quan trọng..., đồng thời cũng là người đọc, duyệt, chỉnh sửa hàng ngàn content của khoảng 30 copywriter trên nhiều lĩnh vực. Thế nên, những gì cô chia sẻ rất phù hợp cho các bạn sinh viên, copywriter (người sáng tạo nội dung), content planner (người lập kế hoạch nội dung truyền thông), chủ các doanh nghiệp tiêu dùng nhỏ muốn có kiến thức về truyền thông quảng bá.

Mẹo viết hay

Những trải nghiệm đa dạng, phong phú trong lĩnh vực truyền thông tiếp thị là chất liệu thực tế sinh động để tác giả viết sách, hướng đến việc giúp người đọc “viết content nhanh và chất”.

Cúc T. bày tỏ: “Áp dụng những mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm 15-30% thời gian cho một bài viết. Sự tiết kiệm thời gian này chủ yếu đến từ hai việc: Một là phương pháp viết “thuận tự nhiên”, nghĩa là không bắt ép bản thân phải đi theo một trật tự tuyến tính nào cả; hai là biết chủ động tìm kiếm những nguồn, những hoạt động hỗ trợ khi cần thiết, một cách có chiến lược”.

Xem thêm: Học sinh Mỹ giúp người dân Quảng Ngãi xây nhà

Tác giả dành nhiều tâm huyết để đề cập đến việc làm sao những người viết lách nâng cao chất lượng bài viết của mình “từ chỗ viết trung bình khá có thể tự tin tiến đến chỗ viết hay, viết tốt”, tạo ra những sản phẩm content “chất” hơn với một số tiêu chí hoặc ví dụ cụ thể từ tít, tựa hấp dẫn, cách đánh giá sản phẩm không sáo rỗng, cách đưa ra số liệu và thuyết phục khách hàng hành động…

Cẩm Điệp