Công bố cuốn sách Lịch sử Đảng bộ và trao giải cuộc thi sáng tác ca khúc về Thiệu Hóa

Chương trình văn nghệ chào mừng.

Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Thiệu Hóa 1930-2020” gồm 7 chương, là quá trình rà soát, bổ sung, chỉnh lý một số nội dung giai đoạn 1926 - 1999; sưu tầm, biên soạn, bổ sung mới giai đoạn 2000 - 2020. Sách đã được Công ty CP Sách và Truyền thông Văn hóa Việt xuất bản với số lượng 1.000 cuốn.

Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Xem thêm: Chiêm ngưỡng những bức ảnh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh

Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Thiệu Hóa 1930-2020” là tài liệu quý giá nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện; giúp cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện và bạn đọc gần xa hiểu rõ hơn về vùng đất và con người Thiệu Hóa.

Đồng chí Đỗ Thế Bằng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy khai mạc buổi lễ.

Bên cạnh đó, cuốn sách đã góp phần tích cực trong việc lưu giữ, tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Từ đó, khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên xây dựng quê hương Thiệu Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Hiểu, Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa báo cáo kết quả biên soạn sách cùng quá trình triển khai cuộc thi sáng tác ca khúc về Thiệu Hóa.

Nhân dịp này, huyện Thiệu Hóa đã trao tặng sách cho các vị đại biểu là nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ, đảng viên, thế hệ trẻ, các đảng bộ, chi bộ trực thuộc.

Nghi thức ra mắt cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Thiệu Hóa 1930-2020”.

Lãnh đạo huyện Thiệu Hóa trao tặng sách cho các đại biểu là nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ, đảng viên, thế hệ trẻ và các đảng bộ, chi bộ trực thuộc.

Cuộc thi “Sáng tác ca khúc về Thiệu Hóa” được phát động từ ngày 8/4 đến 10/7, nhằm phát huy khả năng và tinh thần sáng tạo nghệ thuật của các tổ chức, cá nhân về phát triển văn hóa nghệ thuật; góp phần khơi dậy niềm tự hào, nêu cao ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, giá trị văn hóa của huyện Thiệu Hóa. Bên cạnh đó, phát hiện những hạt nhân sáng tác ở địa phương và tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng, trao đổi học tập kinh nghiệm về sáng tác; đẩy mạnh hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng trên địa bàn huyện.

Sau 4 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được 52 tác phẩm của 48 tác giả tham gia và lựa chọn ra 50 tác phẩm đủ các điều kiện để Hội đồng giám khảo chấm xét giải.

Theo đánh giá của Hội đồng giám khảo, các tác phẩm có chất lượng khá tốt, đã bám sát vào thể lệ của Ban tổ chức, nội dung tư tưởng phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước, đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Nhiều ca khúc có phối khí hay, từ dòng chính thống - âm hưởng dân ca đến tiết tấu, giai điệu mang tính đột phá, tiếp cận với ngôn ngữ âm nhạc hiện đại, ca từ đẹp, trong sáng, cấu trúc tác phẩm logic...

Nhạc sĩ Đỗ Hoài Nam đánh giá về chất lượng tác phẩm.

Nội dung các tác phẩm đã thể hiện nét đặc trưng về truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng; tinh thần lao động sáng tạo, ý chí vươn lên của người dân Thiệu Hóa. Đồng thời cũng khéo léo lồng ghép giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, thành tựu đổi mới và phát triển của của huyện; cổ vũ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương và phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phát triển quê hương Thiệu Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh.

1 trong 12 tác phẩm được lựa chọn trình diễn.

Từ 12 tác phẩm vào vòng chung kết, Hội đồng giám khảo đã chọn 2 ca khúc đồng giải nhì đó là: “Thiệu Hóa ân tình” của tác giả Nguyễn Hoàng Văn và Đỗ Ngọc Trung; “Chiếc nôi Thiệu Hóa” của tác giả Trịnh Nguyên Bình.

Xem thêm: Đậm tình hữu nghị trong Ngày hội văn hóa hữu nghị 'Sắc màu ASEAN'

Các tác giả có tác phẩm đạt giải nhì trong cuộc thi sáng tác ca khúc về Thiệu Hóa.

Lê Ngọc