Con trai thông minh từ nhỏ, sao Gia Cát Lượng nơm nớp lo âu?

Gia Cát Lượng là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự và là công thần khai quốc của nhà Thục Hán. Là người hết mực trung thành với nhà Thục, Khổng Minh đã dốc sức phò tá quân chủ xưng bá thiên hạ, trở thành một trong những thế lực quân sự hùng mạnh nhất thời Tam Quốc.

Về cuộc sống riêng, trước khi đi theo Lưu Bị, Khổng Minh đã kết hôn với Hoàng Nguyệt Anh. Vợ chồng ông có 3 người con (1 trai, 2 gái). Trong đó, người con trai cả tên Gia Cát Chiêm được kỳ vọng sẽ nối nghiệp cha.

Sinh năm 217, Gia Cát Chiêm sớm bộc lộ tư chất thông minh, lanh lợi. Trong khi mọi người vui mừng, tán thưởng tài năng của Gia Cát Chiêm thì Khổng Minh lại lo lắng.

Xem thêm: Chuyến du ngoạn 15 năm đập tan định kiến về masquerade

Sử Tam Quốc Chí có chép về việc vào năm 225, Gia Cát Chiêm đang ở huyện Vũ Công từng viết thư gửi anh trai là Gia Cát Cẩn ở Đông Ngô. Trong thư, ông nhận xét về con trai cả: “Chiêm nay đã 8 tuổi, thông tuệ khải ái, hiềm là nó sớm chín, sợ rằng chẳng làm nên nghiệp lớn sau này”.

Không ai có thể ngờ rằng, lời nhận xét của Gia Cát Lượng về con trai đã ứng nghiệm sau nhiều năm. Khi đến tuổi trưởng thành, Gia Cát Chiêm bộc lộ tài năng và trở thành nhân tài của nhà Thục. Không chỉ thông tuệ, học rộng hiểu sâu, giỏi cầm kỳ thi họa cũng như giao tiếp khéo léo. Nhờ vậy, ông được mọi người ngưỡng mộ, kính trọng.

Vào năm 234, Gia Cát Lượng lâm bệnh nặng rồi qua đời ở Gò Ngũ Trượng. Sau đó, Gia Cát Chiêm được Hậu chủ Lưu Thiện gả công chúa cho và phong làm Kỵ Đô Úy. Năm 18 tuổi, con trai Khổng Minh được phong làm Vũ lâm Trung Lang tướng.

Khi chưa đầy 20 tuổi, Gia Cát Chiêm giữ chức Thượng thư Bộc xạ kiêm Quân sư tướng quân, tập tước Vũ hương Hầu. Thế nhưng, do cha mất khi Gia Cát Chiêm mới 17 tuổi nên ông không học hỏi, lĩnh hội được những kinh nghiệm cầm quân đánh trận từ cha.

Vào năm 263, quân Tào Ngụy do tướng Chung Hội và Đặng Ngải chỉ huy dẫn theo 18 vạn quân chinh phạt nước Thục.

Khi ấy, Gia Cát Chiêm cùng các tướng sĩ dẫn quân đánh địch. Gia Cát Chiêm dẫn quân đóng giữ Phù Thành nhưng sau đó liên tiếp thua trận.

Cuối cùng, khi đã lui về giữ ải Miên Trúc, Gia Cát Chiêm đã có cuộc đối đầu cam go với lực lượng do Đặng Ngải chỉ huy. Theo đó, con trai Khổng Minh tử trận trong trận chiến này.

Xem thêm: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr tham quan Hoàng thành Thăng Long

Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)