Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở các làng nghề Hà Nội

Hoàn thiện sản phẩm Comple ở làng nghề may thôn Từ Thuận, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Phát triển làng nghề đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn ngoại thành, đặc biệt ở các địa phương có làng nghề.

Trong số làng nghề và làng có nghề trên,

Xem thêm: 31 tỉnh, thành cả nước hội tụ tại Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024

Hà Nội

có 334 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được UBND thành phố công nhận gồm: 269 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề, 60 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống, 5 nghề được công nhận Nghề Truyền thống.

Sản phẩm đồ sơn mài ở làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Hà, huyện Thường Tín được xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Trong gần 6 tháng triển khai, phát động. Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024 (lần thứ 2) đã thú hút hơn 250 tác phẩm, bộ tác phẩm của 117 tổ chức, cá nhân, nghệ nhân, thợ giỏi tham gia. Các tác phẩm được chia thành 5 nhóm, gồm: nhóm mây, tre, lá, cói; nhóm sơn mài, khảm trai, ốc, gỗ mỹ nghệ; nhóm gốm sứ và thủy tinh; nhóm dệt và thêu; nhóm khác (điêu khắc đá, kim khí, hoa nghệ thuật, tranh....).

Những tác phẩm đạt giải sẽ được tôn vinh trưng bày tại Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức dự kiến cuối tháng 11/2024.

Theo ông Hà Tiến Nghi, đó sẽ là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có tính sáng tạo, tiêu biểu, tinh hoa, thẩm mỹ, mang giá trị truyền thống, thân thiện với môi trường và có tính thương mại. Đặc biệt cuộc thi cũng đề cao tính thân thiện với môi trường, công nghệ sản xuất giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nguyên vật liệu sản xuất ít hoặc không ảnh hưởng đến môi trường.

Ưu tiên các sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái chế tính thẩm mỹ, sản phẩm có thiết kế kiểu dáng đẹp, độc đáo, có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ tốt, có hoa văn họa tiết và màu sắc độc đáo và tính văn hóa truyền thống. Các sản phẩm nhỏ, gọn, tinh xảo để làm quà tặng, quà biếu và đồ lưu niệm cho khách du lịch. Sản phẩm mang đậm nét truyền thống truyền tải và thể hiện được nét văn hóa riêng của Hà Nội.

Xem thêm: Học giả, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu qua đời ở tuổi 104

Đặc biệt các tác phẩm đạt giải còn có thể tham gia Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 (lần thứ 3) do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức vào tháng 11/2024 và các tác phẩm đạt giải sẽ trưng bày tôn vinh trong khuôn khổ Lễ Khai mạc Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” tại tỉnh Nghệ An và các tác giả có sản phẩm đạt giải là cơ sở để xét phong tặng nghệ nhân.

Bích Hồng/BNEWS/TTXVN