Cần có biện pháp mạnh để đấu tranh và phòng ngừa tội phạm mạng

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại Tọa đàm.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, PGS.TS Vũ Thị Lan Anh khẳng định trong Cuộc cách mạng 4.0, không gian mạng trở thành một trong những “mặt trận” đóng vai trò tối quan trọng trong phát triển công nghệ và kết nối thế giới. Đặc biệt, không gian mạng cũng đặt ra những thách thức một phần đến từ các hành vi tội phạm xảy ra trên không gian mạng (tội phạm mạng).

PGS.TS Vũ Thị Lan Anh - Phó Hiệu trưởng Thường trực Trường Đại học Luật Hà Nội phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Xem thêm: Cây bút Việt sinh sống tại Pháp Quyên Gavoye: 'Quê hương luôn hiện diện trong tôi'

PGS.TS Vũ Thị Lan Anh cho biết, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của thế giới khi chúng ta đã và đang nỗ lực đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm này. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã có hiệu lực thi hành gần 07 năm; Luật An ninh mạng năm 2018 cũng đã 05 chính thức có hiệu lực. Thời điểm này, rất phù hợp để cùng nhìn lại những kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng pháp luật đối với tội phạm mạng. Bên cạnh đó, cũng cần những đối sánh với pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia để có kinh nghiệm và làm cơ sở cho những lần sửa đổi sau này.

Xem thêm: Đề xuất chỉ bắn pháo hoa tại quận Hoàn Kiếm dịp giải phóng Thủ đô

Đồng hành cùng với Viện FES, Phó Hiệu trưởng Thường trực Trường Đại học Luật Hà Nội hy vọng Tọa đàm sẽ là một diễn đàn khoa học chất lượng, nơi các chuyên gia sẽ có những báo cáo liên quan đến tội phạm mạng cũng như những chia sẻ từ các nhà khoa học, đại diện các cơ quan áp dụng pháp luật về những cơ hội và thách thức trong hoạt động đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm này.

Ông Timo Rinke, Trưởng Đại diện Viện FES tại Việt Nam phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Đồng tình với bà Vũ Thị Lan Anh về tính phức tạp và sức ảnh hưởng to lớn của tội phạm mạng đối với các quốc gia trên thế giới, ông Timo Rinke cũng cho rằng các quốc gia cần có những chuẩn mực chung về tội phạm mạng cũng như nghiên cứu quy định của các quốc gia trên thế giới để có một cái nhìn bao quát, toàn cảnh cũng như đạt được sự thống nhất chung trong xây dựng và thực thi pháp luật.

Đây là chủ đề quan trọng trong bối cảnh hiện nay, vì vậy, với sự hợp tác của Trường Đại học Luật Hà Nội, ông Timo Rinke mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học sẽ tích cực trao đổi kinh nghiệm không chỉ của Cộng hòa Liên bang Đức mà còn của nhiều quốc gia khác nữa để đề ra các biện pháp mạnh hơn nữa đối với dạng tội phạm này.

Tại Tọa đàm, các đại biểu, chuyên gia đã trao đổi, chia sẻ về pháp luật quốc tế về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông và những gợi mở cho Việt Nam; pháp luật Australia về tội phạm mạng và kinh nghiệm cho Việt Nam; quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mạng viễn thông...

Một số hình ảnh:

Phương Mai