Cận cảnh làng nghề lâu đời nhất Bình Dương sắp thành điểm du lịch

Bảng chỉ dẫn đường đến làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp từ Quốc lộ 13 rẽ trái vào theo hướng từ TPHCM đi Bình Phước.

Từ đầu đường Hồ Văn Cống giao với Quốc lộ 13 có bảng chỉ dẫn đường vào làng nghề truyền thống Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

Đi vào khoảng chừng 500m, địa phương bố trí cặp rồng lu mang đặc trưng riêng biệt của làng nghề truyền thống Tương Binh Hiệp.

Xem thêm: Gia vị bí mật đầu bếp thường cho vào nồi cơm để cơm trắng, dẻo, thơm

Theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 32 làng nghề với 9 nghề truyền thống. Trong đó làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp có lịch sử hơn 300 năm.

Trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân, như: cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp hiện đại, thiếu nguồn nhân lực kế thừa... nhiều làng nghề truyền thống ở Bình Dương đang đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền.

Xem thêm: Đón tàu khách quốc tế đưa gần 3.500 khách tham quan vịnh Hạ Long

Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề, tỉnh Bình Dương triển khai Đề án "Bảo tồn và phát triển Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, kết hợp du lịch trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một và các vùng lân cận".

Theo đó, đề án sẽ hỗ trợ thông qua việc xây dựng nhãn hiệu tập thể, hỗ trợ vốn để các cơ sở sản xuất sơn mài bảo đảm môi trường, kết hợp du lịch tham quan làng nghề. Trong tương lai, làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp sẽ trở thành điểm du lịch phố cổ.

Sản phẩm sơn mài hoàn thiện được trưng bày để bán ra thị trường

Làng sơn mài Tương Bình Hiệp theo đề án sẽ giữ nguyên hiện trạng công trình cổ để gìn giữ lịch sử văn hóa gắn liền với địa phương.

Làng nghề sẽ được xây dựng tập trung đầy đủ cơ sở hạ tầng với hệ thống xử lý nước thải, khu sản xuất tập trung, khu trưng bày sản phẩm, nhà thờ tổ, cổng chào làng nghề, đào tạo nghề, dịch vụ du lịch.

Hương Chi