Bữa cơm nghĩa tình trên đảo Cô Tô sau bão số 3

Cô Tô tan hoang sau bão số 3

Đặt chân lên đảo gần 14 giờ chiều 13-9, việc đầu tiên của chúng tôi là tìm thuê xe gắn máy với giá 200.000 đồng, bao xăng.

Rảo một vòng quanh hết các tuyến đường trung tâm thị trấn Cô Tô, chúng tôi thử tìm một hàng quán nhưng vô vọng. Hầu hết các cửa hàng, quán xá đã đóng cửa, tuyến đường nào cũng chỉ nghe tiếng máy nổ phát điện.

Xem thêm: Top nhà hàng Nhật có phong cách độc đáo, lạ mắt ở TP.HCM

Cô Tô yên ắng đến kỳ lạ. Chạy dọc các tuyến đường trung tâm thị trấn, chỉ một cảnh tượng hoang tàn hiện hữu. Cây cối ngã đổ, dù đã được cắt dọn nhưng vẫn ngổn ngang sau cơn bão. Đường phố tan hoang, trụ điện, cổng chào, biển hiệu ngã đổ nhiều nơi vẫn chưa được thu dọn.

Đổ nát sau cơn bão

Ông Nguyễn Văn Tuấn, ngụ số 94, khu phố 3, thị trấn Cô Tô cho biết, toàn đảo hiện chỉ có 3 quán bán đồ ăn. Theo chỉ dẫn của ông, nhưng khi chúng tôi đến, cả 3 quán đều đóng cửa im lìm.

May sao, lúc này điện thoại tôi đổ chuông. Đầu dây bên kia, giọng ông Tuấn gấp gáp: "Quay lại nhà chú gấp, gấp! có việc này hay lắm!".

Người dân thống kê thiệt hại

Chúng tôi đến nhà theo chỉ dẫn của ông. Giữa cơn đói cồn cào, nhìn mâm cơm vừa được dọn sẵn trên bàn và tiếng "Ăn đi cháu" của ông Tuấn, lòng chúng tôi dâng lên niềm xúc động.

"Trên đảo giờ này làm gì có quán nào bán", ông Tuấn nói.

Bữa cơm diễn ra ấm cúng giữa những con người xa lạ trong gian khó.

Bữa cơm ấm áp phóng viên được người dân Cô Tô chiêu đãi sau cơn bão dữ

Xem thêm: Mỹ dội 'gáo nước lạnh' giữa lúc Kiev phiền muộn vì nỗ lực bất thành, Tổng thống Nga thẳng thừng lên tiếng với NATO

Sau cơn bão quét, cuộc sống sinh hoạt nhiều người dân trên đảo bị đảo lộn. Tuyến đường Nguyễn Công Trứ, bên phía bờ ven biển hầu hết hàng quán bị bão quật sập đổ hoàn toàn, vài nơi chỉ còn trơ khung thép (nhà tiền chế, khung thép, lợp tôn hoặc bạt).

Các khách sạn với biển hiệu, mái che cũng bị bão “lột” sạch, người dân vẫn đang thu dọn và sửa chữa khắc phục. Các tuyến đường trung tâm thị trấn ngổn ngang tôn, xà gồ thép, cây cưa chất từng đống vẫn chưa được chuyển đi.

Trong khung cảnh hoang tàn đó, "nhộn nhịp nhất" và cũng buồn bã nhất có lẽ là thanh âm của tiếng máy cưa cây, máy cắt sắt và tiếng chổi quét đường hòa cùng tiếng máy nổ phát điện của người dân. Theo ông Tuấn, sử dụng điện là nhu cầu thiết yếu nên bão tan, mất điện, sinh hoạt của người dân bị đảo lộn rất nhiều.

Tìm trong ngổn ngang những vật dụng có thể sử dụng được

Ngay sau cơn bão, ông Tuấn đặt mua ngay máy phát điện có công suất vừa phải để phục vụ sinh hoạt gia đình. Giá các loại máy này dao động từ 6 triệu đồng đến 30 triệu đồng, những loại công suất lớn có thể lên tới 60 triệu đồng/máy.

Những ngày qua, nhu cầu mua máy phát điện tăng khiến mặt hàng này đang “cháy hàng”, có khi giá tăng gần 10 triệu đồng/máy vẫn không đủ bán.

“Không có điện không cách nào khác buộc người dân phải tự trang bị máy phát điện. Hộ nào kinh doanh thì mua máy công suất lớn, hộ gia đình mua máy nhỏ. Có nơi vài hộ dùng một máy rồi tiền xăng dầu chia đều chứ không tính tiền điện. Mấy ngày qua xăng dầu cũng hơi hiếm, có thời điểm giá 50 ngàn đồng/lít”, ông Tuấn cho hay.

Ông Tuấn kể, gia đình ông kinh doanh thủy sản (mực) buộc phải cấp đông, điện máy nổ không đủ tải khiến độ lạnh không đạt nên mực hư hỏng, thiệt hại khoảng 300 triệu đồng.

Trên đảo này, nói về thiệt hại từ cơn bão, không thể không nhắc đến những bà con mưu sinh nhờ biển. Chủ xưởng kinh doanh sứa Lê Bá Tùng bần thần trước con số mất mát khoảng 5-7 tỷ đồng.

Bão khiến cơ sở sản xuất của ông Tùng bị nước biển đánh sập hoàn toàn.

Cơn bão đi qua, "quét" luôn tài sản nhiều bà con Cô Tô

Cùng chung số phận như ông Tùng, có 13 hộ chịu thiệt hại nặng nề, trong đó có người mất trắng. Như ông Lê Đức Thụ nói như khóc: "Cầm cố cả gia tài 3 căn nhà đầu tư xây dựng nhà xưởng kinh doanh sứa gần 50 năm qua trôi theo nước biển".

Sắp tới, ông Thụ rưng rưng, nếu không được hỗ trợ từ Nhà nước, ông không biết phải sống ra sao cùng với 4 người con. Ông Thụ ước tính, bão qua, "quét" luôn của gia đình ông đến hàng chục tỷ đồng”.

QUỐC HÙNG