Bình Định lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ hiện có 39 dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là 3 dân tộc: Bana K’riêm, Chăm H’roi và H’rê sinh sống ở 119 thôn, làng, 33 xã, thị trấn thuộc 6 huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát. Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương ở tỉnh Bình Định đang tích cực phát huy tốt nhất nguồn lực từ Chương trình để khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Đây được kỳ vọng là lực đẩy để giúp các địa phương khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Các nghệ nhân người Bana giới thiệu về các trang phục thổ cẩm.

Đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Định giao lưu văn hóa.

Xem thêm: Bến Tre quảng bá hình ảnh 'Ân nghĩa quê dừa - Khát vọng vươn xa'

Một tiết mục múa với trang phục truyền thống.

Múa cồng chiêng.

Trong các ngày hội lớn, đồng bào huyện miền núi An Lão luôn thể hiện được nét riêng của mình.

Buổi giao lưu văn hóa giữa đồng bào Bana ở huyện Vân Canh với sinh viên.

Các địa phương lưu giữ và truyền nghề dệt thổ cẩm cho lớp trẻ

Các món ăn truyền thống của người Bana ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định giới thiệu với du khách.

Trang phục truyền thống đồng bào miền núi tỉnh Bình Định.

Trang phục truyền thống của đồng bào Bana ở huyện Vân Canh.

Các địa phương lưu giữ và truyền nghề dệt thổ cẩm cho lớp trẻ

Xem thêm: Triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Lễ khai hội chùa Tiên, huyện Lạc Thủy năm 2024

Trong các ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định luôn có cồng chiêng.

Thanh Thắng/VOV-Miền Trung