8 loại thuốc có thể gây khô da

Một số loại thuốc có thể gây khô da, ngứa da. Tình trạng này sẽ cải thiện khi cơ thể thích nghi với thuốc mới. Tuy nhiên, da khô cũng có thể trở thành tác dụng phụ khó chịu không biến mất.

Duy trì đủ nước, dưỡng ẩm thường xuyên giúp giữ ẩm cho da, nhưng nếu khô da vẫn tiếp diễn hoặc trở nên trầm trọng hơn, hãy đi khám hoặc trao đổi với bác sĩ, để điều chỉnh thuốc hoặc xem có nguyên nhân nào khác gây ra các triệu chứng này không.

Dưới đây là một số loại thuốc gây khô da cần lưu ý:

Xem thêm: Công Phương ghi bàn, U20 Việt Nam thắng trận thứ 3 tại vòng loại U20 châu Á

1. Retinoid

Retinoid là thuốc liên quan đến vitamin A, được dùng để điều trị mụn trứng cá, làm giảm sự xuất hiện của các vấn đề về da liên quan đến tuổi tác… nhưng chúng cũng có thể khiến da khô, bong tróc.

Retinoid được dùng để điều trị mụn trứng cá có thể gây khô da, bong tróc.

Nguyên nhân là do retinoid làm tăng sự phát triển của các tế bào da mới. Khi cơ thể tạo ra các tế bào da mới, sẽ loại bỏ các tế bào cũ. Retinoid cũng làm giảm lượng dầu mà da tạo ra. Những tác động kết hợp này khiến da khô, bong tróc, đặc biệt là trong tuần đầu điều trị.

Các retinoid phổ biến bao gồm:

Retinol, một thành phần phổ biến trong nhiều sản phẩm chăm sóc da không kê đơn (OTC).
Adapalenr (differin), có sẵn ở dạng thuốc không kê đơn, thuốc theo đơn.
Tretinoin (retin -A, renova).
Tazarotene.
Isotretinoin - một loại retinoid dạng uống.

Isotretinoin thường gây khô da nghiêm trọng hơn các sản phẩm bôi ngoài da khác, nhưng tình trạng khô da sẽ hết sau khi bạn kết thúc liệu trình điều trị.

Một số retinoid tại chỗ có khả năng gây khô da hơn những loại khác. Khi bắt đầu sử dụng retinoid tại chỗ, hãy thoa một lượng nhỏ chỉ một hoặc hai lần một tuần. Bạn có thể tăng tần suất thoa theo thời gian để da có thời gian thích nghi, giảm thiểu tình trạng khô da. Hãy nhớ thoa kem chống nắng, kem dưỡng ẩm hàng ngày.

2. Sản phẩm trị mụn tại chỗ

Một số loại thuốc trị mụn tại chỗ cũng có thể gây khô da, kích ứng tại chỗ bôi như: Benzoyl peroxide, axit salicylic. Cả hai đều có bán không cần kê đơn.

Cả hai sản phẩm đều có nhiều công thức khác nhau. Bắt đầu dùng với sản phẩm có nồng độ thấp giúp giảm khô da. Chỉ sử dụng các sản phẩm trị mụn tại chỗ một lần một ngày (lúc đầu) để giúp da thích nghi với thuốc.

Chọn các sản phẩm không có mùi thơm, thuốc nhuộm hoặc được dán nhãn là không gây dị ứng cũng hữu ích để giảm khô da. Giống như retinoid, cần thoa kem chống nắng, kem dưỡng ẩm hàng ngày trong khi sử dụng.

3. Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu được dùng trong điều trị tăng huyết áp cũng như tình trạng sưng phù (tấy) do lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể.

Thuốc lợi tiểu phổ biến bao gồm:

Spironolacton (Aldacton)
Furosemid (Lasix)
Hydrochlorothiazide
Chlorthalidone (Thalitone)

Thuốc lợi tiểu hoạt động bằng cách loại bỏ chất lỏng khỏi cơ thể qua nước tiểu. Trong một số trường hợp, có thể khiến cơ thể bị mất nước, dẫn đến da khô. Nguy cơ da khô cao hơn đối với người trung niên hoặc lớn tuổi, dùng nhiều hơn một loại thuốc có tác dụng phụ này.

Nếu da khô gây khó chịu, hãy dùng kem dưỡng ẩm hàng ngày. Duy trì đủ nước cũng có thể tạo nên sự khác biệt. Lượng chất lỏng này thay đổi tùy theo tiền sử bệnh tật của từng cá nhân. Hãy cho bác sĩ kê đơn biết nếu da khô nghiêm trọng hoặc gây nứt nẻ, lở loét. Bác sĩ có thể cần thay đổi thuốc để giúp kiểm soát tình trạng này.

Xem thêm: Vì sao tuyến đường 1.200 tỷ 'đẹp như tranh' ở Bình Thuận chưa thể hoàn thiện?

Khi dùng thuốc, nếu tình trạng da khô nghiêm trọng hoặc gây khó chịu, cần thông báo cho bác sĩ kê đơn biết.

4. Thuốc hạ mỡ máu statin (crestor, lipitor)

Statin điều trị cholesterol cao, nhưng chúng cũng góp phần gây ra các vấn đề về da. Atorvastatin (lipitor), lovastatin nói riêng đã được báo cáo gây khô da. Ngoài ra, còn có mối liên quan giữa statin, nguy cơ mắc bệnh chàm tăng cao.

Tác dụng phụ của statin đối với da có thể là do tác dụng của chúng đối với cholesterol. Trong khi cholesterol gây ra rủi ro cho sức khỏe khi tích tụ trong mạch máu của bạn, nó cũng giúp da giữ được độ ẩm. Khi statin làm giảm mức cholesterol, da sẽ trở nên khô hơn bình thường.

Cũng giống như thuốc lợi tiểu, nguy cơ da khô do statin dễ xảy ra hơn nếu đang dùng các loại thuốc khác gây ra tình trạng này, bạn ở độ tuổi trung niên hoặc lớn tuổi hơn.

Giữ ẩm cho da, sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng có thể giúp kiểm soát tình trạng da khô. Nhưng nếu tình trạng này nghiêm trọng hoặc gây khó chịu, cần thông báo cho bác sĩ kê đơn biết.

5. Một số thuốc chống trầm cảm

Tuy không phổ biến, nhưng một số loại thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây khô da.

Một số thuốc chống trầm cảm có tác dụng kháng cholinergic có thể dẫn đến khô mắt, khô miệng, khô da. Cũng có thể mức serotonin tăng cao khiến da bị ngứa, đây là triệu chứng phổ biến của da khô. Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra nhiều triệu chứng liên quan đến da khác như phản ứng dị ứng nghiêm trọng, mụn trứng cá, khiến da khô hoặc bị kích ứng.

Các thuốc chống trầm cảm có liên quan đến tình trạng khô da bao gồm:

Citalopram (Celexa)
Fluvoxamin
Paroxetin (Paxil)
Sertraline (Zoloft)
Clomipramine (Anafranil)…

Da khô có thể tự khỏi khi cơ thể thích nghi với thuốc, nhưng nếu tình trạng này trở thành vấn đề khi bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm, hãy trao đổi với bác sĩ. Không tự ý ngừng dùng thuốc chống trầm cảm, vì có thể gây ra các triệu chứng cai thuốc khó chịu. Bác sĩ có thể thay đổi thuốc chống trầm cảm hoặc hướng dẫn cách ngừng dùng thuốc an toàn nếu cần.

6. Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị dị ứng, nhưng chúng cũng có thể gây khô mắt, khô miệng (những dấu hiệu phổ biến), khô da. Thuốc kháng histamin cũng có thể ngăn chặn việc sản xuất một số loại dầu trên da, có thể khiến da bạn khô hơn bình thường.

Thuốc kháng histamin thế hệ đầu tiên, chẳng hạn như diphenhydramine (benadryl), có nhiều khả năng gây khô da hơn. Tuy nhiên, da khô cũng có thể xảy ra với các thuốc mới hơn như cetirizine, loratadine. Da khô cũng có thể xảy ra nhiều khả năng hơn nếu bạn dùng thuốc kháng histamin trong thời gian dài.

7. Hóa trị

Hóa trị nhắm vào các tế bào phân chia nhanh để làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của ung thư. Da khô là tác dụng phụ thường gặp của thuốc hóa trị cũng như xạ trị. Trong một số trường hợp, nó có thể đủ nghiêm trọng để làm gián đoạn quá trình điều trị.

Có thể bảo vệ làm da trong quá trình điều trị ung thư bằng cách uống đủ nước, sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi hai lần một ngày. Bạn cũng nên thoa kem chống nắng, tránh gió, nhiệt độ khắc nghiệt bất cứ khi nào có thể.

8. Thuốc tránh thai có làm khô da?

Da khô không phải là tác dụng phụ phổ biến của thuốc tránh thai, nhưng estrogen làm giảm lượng dầu do các tuyến trên da sản xuất. Đây là lý do tại sao thuốc tránh thai kết hợp có thể được sử dụng để giúp điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, ít dầu hơn cũng có thể dẫn đến da khô đối với một số người.

Mời xem thêm video được quan tâm:

Đừng coi thường ngứa da.

DS. Nguyễn Phương Thu