Hội chứng phụ nữ bị bạo hành và giải pháp cho nạn nhân

Ảnh minh họa

Theo Quỹ Dân số LHQ, nguyên nhân sâu xa của bạo lực đối với phụ nữ là do bất bình đẳng giới, nó tồn tại trong hầu hết mọi xã hội. Bạo lực luôn là rào cản với phụ nữ trong việc thực hiện và thụ hưởng quyền con người.

Bạo lực cũng gây ra những tác động nghiêm trọng với sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Nó làm tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần. Trong một nghiên cứu vào năm 2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, bạo lực gia đình gây thiệt hại khoảng 1,5 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 2,0% Tổng sản phẩm (GDP) toàn cầu.

Xem thêm: Đi tìm 10 quyển sách hay do doanh nhân Việt viết năm 2024

Còn tại Việt Nam, kết quả của cuộc Điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) thực hiện năm 2019 đã chỉ ra rằng:

Có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng (kể từ lúc điều tra) và cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. Có 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an.

Hội chứng BWS là gì?

Như đề cập, BWS là sản phẩm của tình trạng bạo hành gia đình kéo dài. Những người sống chung với BWS luôn cảm thấy bất lực, khiến họ tin rằng lỗi của họ và đáng bị bạo hành, không thể thoát khỏi nó. Trong nhiều trường hợp, đây là lý do tại sao mọi người không báo cáo việc bị bạo hành của họ với cảnh sát hoặc những người thân.

Hội chứng BWS có thể được điều trị và có một cuộc sống trọn vẹn, vì vậy hãy lên tiếng càng sớm càng tốt.

Các giai đoạn của hội chứng BWS?

Do những hoàn cảnh riêng, những người mắc BWS không ai giống ai, mỗi người một kiểu. Nhìn chung, có bốn giai đoạn điển hình của BWS là:

1. Chối bỏ, không chấp nhận đang bị bạo hành hoặc họ biện minh "chỉ một lần thôi"; 2. Cảm thấy tội lỗi do chính họ gây ra; 3. Giác ngộ, đây là giai đoạn người trong cuộc nhận ra rằng họ không đáng bị bạo hành và thừa nhận đối tác có sẵn tính vũ phu, bạo hành;

4. Trách nhiệm, người mắc BWS cho rằng chỉ có kẻ bạo hành mới phải chịu trách nhiệm về hành vi bạo hành. Trong nhiều trường hợp, đây là lúc họ sẽ tìm hiểu các lựa chọn để chấm dứt mối quan hệ với người gây ra bạo hành.

Ảnh minh họa

Hội chứng BWS diễn biến ra sao?

Xem thêm: TP.HCM: Tưởng niệm Chung thất Hòa thượng Thích Chơn Trí - Phó ban Trị sự GHPGVN H.Hóc Môn

Hội chứng BWS thường diễn ra trong gia đình, xảy ra giữa những người bạn đời thân mật. Tuy nhiên thuật ngữ "bạo hành gia đình" (domestic abuse) bao quát, bao gồm cả những điều như bạo hành trẻ em và người già.

Bạo hành gia đình thường tuân theo một chu kỳ nhất định khi kẻ bạo hành sẽ chiếm được cảm tình của một người bạn đời mới. Từ đây bạo hành diễn ra từ mọi phía cả về tình cảm lẫn thể xác.

Chẳng hạn như tát thay vì đấm hoặc đấm vào tường cạnh người bạn đời. Kẻ bạo hành sẽ cảm thấy tội lỗi, thề rằng họ sẽ không bao giờ làm vậy nữa và tỏ ra lãng mạn một cách công khai nhằm lấy lòng người bạn đời.

Sẽ có một giai đoạn "tuần trăng mật" tạm thời khi kẻ bạo hành cư xử tốt, dụ dỗ bạn đời nghĩ rằng họ an toàn và mọi thứ thực sự sẽ khác đi nhưng thực ra nó đang chuẩn bị chuyển sáng chu kỳ mới.

Nạn nhân bị mắc kẹt trong các mối quan hệ bạo hành vì nhiều lý do, như phụ thuộc tài chính vào kẻ bạo hành; kẻ bạo hành gia trưởng; người bị bạo hành sợ bị bỏ rơi; không tin hoặc phủ nhận rằng đối tác thực sự là kẻ bạo hành;

trầm cảm nặng hoặc lòng tự trọng thấp khiến họ nghĩ rằng việc bạo hành là lỗi của chính họ; tin rằng nếu kẻ bạo hành yêu họ, thì không sao và có thể thay đổi hành vi. Khi một người bị mắc kẹt trong chu kỳ bạo hành, hội chứng BWS sẽ phát triển, khiến người trong cuộc dễ bị thao túng và khó lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống.

Các dấu hiệu của hội chứng BWS

Người mắc BWS thường có bạn đời nóng tính, dễ ghen tuông hoặc muốn chiếm hữu. Luôn có dấu hiệu như nghĩ rằng việc bạo hành là lỗi của bản thân, che giấu việc bạo hành với bạn bè và gia đình, viện cớ không gặp bạn bè, gia đình hoặc không tham gia các hoạt động mà họ từng làm, lo lắng khi ở bên bạn đời hoặc sợ bạn đời,

thường xuyên bị bầm tím hoặc thương tích mà họ nói dối hoặc không thể giải thích, hạn chế về khả năng tiếp cận tiền bạc, thẻ tín dụng hoặc phương tiện đi lại, thể hiện sự khác biệt cực độ về tính cách, thường xuyên nhận được cuộc gọi từ người quan trọng khác, mặc quần áo để che giấu vết bầm tím kể cả mùa hè nóng nực…

Khắc phục hội chứng BWS như thế nào?

Nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị bạo hành thường phải chịu tổn thất cả ngắn hạn lẫn dài hạn như mắc trầm cảm, giảm lòng tự trọng, mối quan hệ với bạn bè và gia đình bị tổn hại, lo lắng nghiêm trọng, cảm thấy vô giá trị hoặc tuyệt vọng, không kiểm soát được bản thân…

Về dài hạn là ảnh hưởng tới sức khỏe như mắc các triệu chứng giống PTSD, bao gồm hồi tưởng, trạng thái phân ly và bùng nổ bạo lực chống lại kẻ bạo hành. Các vấn đề sức khỏe do căng thẳng gây ra, như huyết áp cao và các vấn đề tim mạch, tổn thương khớp hoặc viêm khớp, đau lưng mãn tính hoặc đau đầu.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hen suyễn, trầm cảm và rối loạn chức năng miễn dịch do căng thẳng kéo dài.

Chiến lược điều trị BWS là đưa nạn nhân đến nơi an toàn tránh xa kẻ bạo hành. Điều quan trọng cần nhớ là không bao giờ nên ép buộc người mắc BWS phải hành động. Nếu cố ép họ rời đi nếu chưa sẵn sàng, họ có thể quay lại với kẻ bạo hành.

Điều trị có thể bao gồm sự kết hợp của thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm và liệu pháp trò chuyện để giúp nạn nhân lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống bản thân. Trong một số trường hợp, chuyên gia trị liệu có thể đề xuất liệu pháp giao tiếp, trong đó họ giúp người đó thiết lập mối quan hệ bền chặt hơn với hệ thống hỗ trợ của họ mà từ lâu đã bị cô lập vì bạo hành.

Khắc Nam (Tổng hợp)