Ghé thăm Đa Sỹ, làng rèn 'đỏ lửa trăm năm' ở Hà Đông

Theo lưu truyền của dân gian, nghề rèn ở đây có từ lâu đời, chuyên rèn vũ khí và nông cụ sản xuất. Tuy nhiên, phải tới thời nhà Trần, đầu thế kỷ 13, mới chính thức trở thành làng rèn, khi hai cụ Nguyễn Thuật và Nguyễn Thuần từ Thanh Hóa ra truyền dạy những bí quyết để nghề rèn phát triển. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Để tạo ra được sản phẩm rèn có chất lượng tốt rất công phu. Theo đó, khâu quan trọng, đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhất là tôi thép và làm nguội. Đầu tiên, những người thợ sẽ cắt các bản sắt thành hình dạng của sản phẩm, sau đó cho lên lò nung với nhiệt độ hơn 1.000 độ C. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Tùy vào từng loại nguyên liệu thép và sản phẩm tạo ra dày mỏng, thời gian nung sẽ khác nhau. Khi phôi thép nung chuyển sang màu đỏ trắng là đến lúc đặt lên đe để quai búa. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Xem thêm: Tuổi trẻ Đức Trọng tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm Ngày Thương binh – Liệt sĩ

Tiếp đó, đến công đoạn gọt bỏ những phần sắt thừa để tạo thành hình dáng hoàn chỉnh của sản phẩm, rồi cho vào lò nung lại và “tôi” qua nước muối hoặc dầu hỏa. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Xem thêm: Xúc động lễ thắp nến tri ân tại nơi yên nghỉ của hàng vạn liệt sĩ

Tiếp theo là việc “gọt cánh”, người thợ phải gọt khéo, đều tay xuôi theo chiều lưỡi dao nghiêng 45 độ để lưỡi dao hay lưỡi kéo có độ mỏng đều nhau, tạo được độ sắc. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Cuối cùng là các công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, như mài nước, gạt mầu, đánh phớt bóng, tra cán… thường được phụ nữ, người cao tuổi và các em nhỏ đảm nhận. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Làng rèn Đa Sỹ đã được Hiệp hội làng nghề Việt Nam công nhận là một trong những làng nghề tiêu biểu của Việt Nam. Nhiều hộ gia đình trong làng vẫn theo đuổi nghề truyền thống của ông cha. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Tính đến năm 2021, làng nghề có 1.163 hộ trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Những sản phẩm như búa, tràng, bào, đục, lưỡi cưa, mai, cuốc, thuổng, dao kéo… của làng nghề tỏa đi khắp mọi miền, phục vụ sản xuất đời sống sinh hoạt của người dân. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Vào ngày 27-3 và 25-8 Âm lịch hằng năm (ngày mất của hai cụ tổ nghề), người dân làng Đa Sỹ lại tổ chức lễ giỗ Tổ nghề trang nghiêm, thành kính tưởng nhớ những người có công khai nghiệp cho dân làng có được cuộc sống ấm no. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Ngày nay, đến với làng nghề Đa Sỹ du khách không chỉ được ngắm cảnh quan mà còn được tham quan nơi sản xuất, trực tiếp được tiếp xúc với những người thợ thủ công, thậm chí còn được trực tiếp tham gia làm ra sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Nguồn Báo Điện tử Chính phủ, báo Nhân dân