Miền Trung lúc này: Lũ tại Thừa Thiên - Huế đã vượt đỉnh lịch sử năm 2020, tình hình diễn biến phức tạp

Các tỉnh miền Trung đang trải qua đợt mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua. Đặc biệt từ đêm 14/11 và sáng sớm 15/11, ở khu vực Thừa Thiên - Huế đã có mưa rất to và dông. Khu vực Quảng Trị và từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.

Lượng mưa tính từ 19h ngày 14/11 đến 08h ngày 15/11 có nơi trên 190mm như: Hải Phong (Quảng Trị) 214.4mm, Lộc An (Thừa Thiên - Huế) 557.2mm, Hòa Ninh (tp. Đà Nẵng) 192mm,...

Trong đợt mưa lớn đang diễn ra, Thừa Thiên - Huế đang là tâm mưa. Theo Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên - Huế, từ chiều 14/11, trên địa bàn tỉnh đã có mưa to kéo dài, đặc biệt tại các tỉnh miền núi đầu nguồn, buộc các hồ thủy điện phải điều tiết khiến nước đổ về hạ nguồn với lượng lớn, làm nước các sông tại thành phố Huế lên nhanh.

Xem thêm: Miền Bắc lạnh khô trước khi đón không khí lạnh tăng cường, miền Trung tiếp tục mưa lũ phức tạp

Miền Trung lúc này: Lũ tại Thừa Thiên - Huế đã vượt đỉnh lịch sử năm 2020, tình hình diễn biến phức tạp- Ảnh 1.

Mực nước trên Sông Hương vào 8h45 sáng 15/11 tại Kim Long là 4,24m, trên báo động III là 0,74m. Mực nước này đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2020.

Miền Trung lúc này: Lũ tại Thừa Thiên - Huế đã vượt đỉnh lịch sử năm 2020, tình hình diễn biến phức tạp- Ảnh 2.

Nước sông lên nhanh kết hợp với mưa lớn kéo dài tại thành phố Huế trong đêm 14 và rạng sáng 15/11 đã khiến nhiều tuyến đường bị ngập nặng.

Nhiều hộ gia đình tại những khu vực thấp, trũng trên địa bàn thành phố Huế đã bị nước lũ tràn vào làm hư hại nhiều tài sản. Ảnh: MXH

Miền Trung lúc này: Lũ tại Thừa Thiên - Huế đã vượt đỉnh lịch sử năm 2020, tình hình diễn biến phức tạp- Ảnh 7.

Ảnh: MXH

Cơ quan khí tượng Thừa Thiên - Huế dự báo, mưa lớn với cường độ trên 150mm/3 giờ và trên 80mm/1 giờ có thể gây ngập lụt, ngập úng đô thị trên diện rộng; mưa lớn đột biến ở vùng núi có thể gây ra lũ quét, sạt lở, trượt lở đất đá. Ảnh: MXH

Miền Trung lúc này: Lũ tại Thừa Thiên - Huế đã vượt đỉnh lịch sử năm 2020, tình hình diễn biến phức tạp- Ảnh 11.

Ảnh: Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên - Huế

Xem thêm: Đi tìm một triết lý phát triển cho sông Sài Gòn

Miền Trung lúc này: Lũ tại Thừa Thiên - Huế đã vượt đỉnh lịch sử năm 2020, tình hình diễn biến phức tạp- Ảnh 12.

Ảnh: Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên - Huế

Miền Trung lúc này: Lũ tại Thừa Thiên - Huế đã vượt đỉnh lịch sử năm 2020, tình hình diễn biến phức tạp - Ảnh 8.

Người dân lội nước đi sơ tán. Ảnh: MXH

Nhiều khu vực trên địa bàn TP Huế chìm trong biển nước. Ảnh: MXH

Miền Trung lúc này: Lũ tại Thừa Thiên - Huế đã vượt đỉnh lịch sử năm 2020, tình hình diễn biến phức tạp- Ảnh 18.

Mưa lớn trong đêm 14/11 khiến nhiều tuyến đường tại thành phố Huế chìm trong biển nước. Ảnh: MXH

Theo các chuyên gia khí tượng, đợt mưa ở miền Trung có diễn biến khá phức tạp. Trong 2 ngày tới, mưa được dự báo sẽ ít đi nhưng Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi sẽ mưa to cộng với nước thượng nguồn dồn về, mực nước các sông lên cao nên khả năng xảy ra lũ, lụt sâu.

Từ đêm nay đến ngày 16/11, ở khu vực từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 200 - 400 mm, có nơi trên 600 mm. Tại Bình Định có mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 150 - 250 mm, có nơi trên 400 mm. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 100 - 200 mm, có nơi trên 300 mm.

Từ đêm 15 - 16/11, khu vực nam Nghệ An đến Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 200 mm.

Ngoài ra, từ nay đến 16/11, ở phía đông khu vực Tây Nguyên có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông với lượng mưa từ 50 - 80 mm, có nơi trên 100 mm.

Từ đêm 16 - 17/11, từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 150 mm.

Lượng mưa lớn cộng với nước thượng nguồn dồn về, mực nước các sông lên cao nên khả năng xảy ra lũ, lụt sâu. Đặc biệt tại các khu vực vùng núi đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.